Thời gian, địa điểm hoạt độngtự học của học viên trung tâm

Một phần của tài liệu Tổ chức tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng (Trang 39)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Thời gian, địa điểm hoạt độngtự học của học viên trung tâm

Tổ chức hoạt động tự học đƣợc tiễn hành trong quy thời gian chung của năm học với hai hình thức học tập cơ bản là: học tập trên lớp và học tập ngoài giờ lên lớp, theo cách tiếp cận này, căn cứ vào đặc điểm môi trƣờng học tập của học viên, ngƣời ta phân chia các hình thức tổ chức dạy học và học tập thành: chính khóa, ngoại khóa, tự học, tham quan, thực hành - thí nghiêm...

Thời gian tổ chức, quản lý hoạt động tự học cho học viên trung tâm đƣợc tiễn hành trong thời gian ngoài giờ học trên lớp thƣờng là vào buổi chiều hoặc buổi tối, học viên tự học ở ký túc xã, nơi trọ học, ở gia đình... Thời gian tự học này, học viên tự giác độc lập, không theo kế hoạch kiểm soát của nhà trƣờng nhƣng có thể có sự kiểm soát của gia đình. Thời gian tự học của học viên trung tâm GDTX diễn ra trong môi trƣờng học tập, giáo dục khó khăn nhiều mặt về cơ sở vật chất, về kinh tế, về phong trào tự học. Thời gian tự học của học viên trung tâm GDTX ở mức độ khác nhau. Cách quản lý hoạt động tự học của học viên chủ yếu kiểm tra qua bài học của học viên vào buổi học hôm sau. Cách quản lý này gián tiếp đánh giá chất lƣợng, hiệu quả tự học của học viên, đồng thời có tác dụng giúp cho học viên thƣơng xuyên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần tự học hơn.

Thời gian tổ chức hoạt động tự học (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) là những công việc của học viên đƣợc tổ chức tự học, nhằm mục đích rèn luyện cho học viên có ý thức tự giác học tập hơn. Đây là trách nhiệm của xã hội, của gia đình, của nhiều lực lƣợng giáo dục tham gia, trong đó nhà trƣờng có vai trò chủ đạo, tổ chức, phối hợp các lực lƣợng tham gia giáo dục.

Trong phạm vi không gian, thời gian nhất định, hoạt động tự học của học viên diễn ra dƣới sự điều khiển gián tiếp của giáo viên, để hoàn thành các nhiệm vụ dạy học, ôn tập, củng cố, mở rộng, và hoàn chỉnh tri thức và bài học mới. Tuy nhiên, hoạt động tự học của học viên phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau đây:

Học viên phải nắm bắt đƣợc kiến thức, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ bài tập và do giáo viên giao cho. Hình thành nền nếp và thói quen tự học cho học viên, xây dựng ý thức tập thể trong tự học, ý thức tự lực trong học tập... ngoài ra các yêu cầu cụ thể về thời gian, địa điểm tự học, vai trò của cá nhân, giáo viên trong việc tổ chức tự học cho học viên đƣợc quy định rõ ràng, chặt chẽ.

Nhƣ vậy, thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động tự học cho học viên trung tâm GDTX là sự phối hợp thống nhất, đồng bộ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc tổ chức hoạt động tự học cho học viên sao cho hợp lý, có hiệu quả tốt nhất. Có nhƣ vậy, mới có thể đạt đƣợc mục tiêu của hoạt động tự học cho học viên.

Tự học có hiệu quả cao khi tạo đƣợc môi trƣờng học tập cho ngƣời học và ngƣời học không ngừng rèn luyện cho mình kĩ năng tự học. Muốn tự học có kết quả cao đòi hỏi chủ thể tự học phải có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, phải có nhu cầu và hứng thú học tập, phải có sự say mê khoa học, phải nhận thức rõ đƣợc mục đích của hoạt động học tập và ý thức một cách đầy đủ về việc học của mình. Để hoàn thành nội dung học tập đòi hỏi chủ thể tự học phải có ý chí vƣợt khó để vƣợt qua vật cản hay chƣớng ngại vật trong quá trình tự học nhằm đạt đƣợc các mục tiêu học tập đã đề ra.

Tự học chỉ thực sự có hiệu quả khi ngƣời học có đầy đủ các phƣơng tiện hỗ trợ cho hoạt động tự học, phƣơng tiện đầu tiên phải kể đến là tài liệu sách giáo, sách bài tập, các tài liệu hƣớng dẫn tự học và các tài liệu tham khảo khác. Ngoài ra còn các phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ băng hình, máy vi tính, các phƣơng tiện nghe nhìn khác...

Một phần của tài liệu Tổ chức tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng (Trang 39)