8. Cấu trúc luận văn
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp tổ chức tự học cho học viên
trung tâm GDTX Bảo Lạc, Cao Bằng
Xuất phát từ thực tiễn thành lập của trung tâm nhƣ đã phân tích và trình bày ở trên, tác giả nhận thấy việc hình thành cho học viên có ý thức tự giác học tập và tự học là vô cùng quan trọng. Làm thế nào để giúp cho học viên biết cách học tập, biết cách tìm tòi học hỏi thêm từ những vấn đề có liên quan, gần gũi hay phát sinh từ quá trình học tập là việc làm vô cùng cần thiết. Từ thực tế ghi nhận đƣợc về việc tự học tập của học viên nhƣ hiện nay, có thể thấy việc tự học trong học viên cần đƣợc quan tâm của nhà trƣờng và các thầy cô giáo bộ môn. Cho dù việc tự học phải hình thành từ nhận thức đúng đắn của bản thân học viên, nhƣng nếu đƣợc Nhà trƣờng quan tâm tìm biện pháp giúp đỡ thì kết quả sẽ tốt đẹp hơn nhiều. Đây là việc làm hết sức cần thiết, cấp bách giải quyết và chỉ có nhà trƣờng và các thầy cô giáo mới có thể làm thay đổi tình trạng lƣời học của các em học viên nhƣ hiện nay. Do vậy, bên cạnh việc nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên, Trung tâm cũng cần tổ chức bộ máy quản lý phục vụ tích cực cho hoạt động tự học của học viên nhằm từng bƣớc nâng cao chất lƣợng dạy học nhƣ hiện nay. Việc quản lý này nhằm cần thực hiện cho kỳ đƣợc giúp học viên biết cách tự học trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trung tâm. Trung tâm cần cố gắng rèn luyện cho học viên một thói quen ham học, thích tự học, tự nâng cao. Có nhƣ vậy, Trung tâm mới thật sự trở thành nơi giáo dục với ý nghĩa trọn vẹn và đầy đủ nhất của nó. Từ ý nghĩa đó, tác giả xác định các nguyên tắc để đề xuất các biện pháp đó là: Các nguyên tắc tính hệ thống, tính thực tiễn và tính hiệu quả.
Nguyên tắc 1: Tính hệ thống.
Giáo dục, đào tạo của Trung tâm luôn gắn liền với mục tiêu chung của toàn Ngành và đáp ứng kịp thời với nhu cầu học của ngƣời dân trong mọi lứa
tuổi. Muốn nâng cao chất lƣợng dạy học, Trung tâm cần quan tâm, chú trọng phát triển hoạt động tự học của học viên theo học văn hóa. Mọi hoạt động của Trung tâm đều nằm trong một mối quan hệ thống nhất, chỉnh thể gồm cả chủ trƣơng của Ngành, của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến Ban Giám đốc, giáo viên bộ môn và học viên đang theo học tại Trung tâm. Hiểu đƣợc mối tƣơng quan mật thiết giữa các bộ phận nhƣ thế thì biện pháp đề xuất mới phù hợp và khả năng thực hiện mới đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.
Nguyên tắc 2: Tính thực tiễn.
Nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo từ việc cải tiến hoạt động dạy và học là việc làm thật cần thiết. Do vậy, bên cạnh việc cải tiến hoạt động dạy, việc đầu tƣ cho hoạt động học, quản lý hoạt động tự học của học viên là việc làm không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả hoạt động tự học của học viên đòi hỏi Trung tâm phải dựa vào điều kiện thực tiễn, cụ thể của trung tâm mà đƣa ra các biện pháp thực hiện cho phù hợp, có hiệu quả. Trên cơ sở điều kiện vật chất, khả năng tài chính, nguồn nhân lực hiện có, khả năng và trình độ học viên, trung tâm sẽ tiến hành từng bƣớc và kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Nguyên tắc thực tiễn này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải là những biện pháp phù hợp với nhu cầu thực tế, giải quyết đƣợc những khó khăn, trở ngại thuộc về hiện trạng. Do đó, biện pháp tác giả đề xuất có thể chỉ phù hợp trong một thời điểm nhất định trong điều kiện thực tế tại Trung tâm.
Nguyên tắc 3: Tính hiệu quả.
Các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục và đào tạo của Trung tâm, thông qua việc tăng cƣờng hoạt động tự học của học viên tại trung tâm GDTX. Những biện pháp nêu ra nhằm vào việc từng bƣớc cải tiến chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động tự học của học viên hiện nay. Xuất phát từ nguyên tắc tính hiệu quả, những biện pháp đề xuất cần mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể và trong thời điểm nhất định.