5. Kết cấu luận văn
2.3.1. Những tiêu chí chủ yếu phản ánh hiệu quả quản lý ngân sách đầu
2.3.1.1. Hiệu suất TSCĐ
Hiệu suất TSCĐ biểu hiện sự so sánh giữa khối lượng tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra trong kỳ (GDP) với khối lượng giá trị TSCĐ trong kỳ (FA) được tính theo công thức:
H(fa) = (1)
Chỉ tiêu này cho biết trong thời kỳ nào đó; 1 đồng giá trị TSCĐ sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng sản phẩm quốc nội. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả vốn đầu tư còn có chỗ chưa chính xác vì sự biến động của TSCĐ và tổng sản phẩm quốc nội không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau.
2.3.1.2. Hiệu suất vốn đầu tư
Hiệu suất vốn đầu tư biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức tăng trưởng của GDP và vốn đầu tư trong kỳ được xác định bằng công thức sau:
H=I (2)
Trong đó: H1: Hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ. GDP: Mức tăng trưởng GDP trong kỳ. I: Mức vốn đầu tư trong kỳ.
100 %
t
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư phản ánh tổng hợp hiệu quả vốn đầu tư, nhưng có nhược điểm cơ bản là sự hạn chế về tính so sánh được giữa tử số và mẫu số của chỉ tiêu, vì giữa GDP và vốn đầu tư trong cùng một kỳ, không tồn tại mối quan hệ trực tiếp. Thời kỳ càng ngắn thì nhược điểm càng lộ rõ, việc phản ánh hiệu quả vốn đầu tư trong kỳ có phần thiếu chính xác. Nhằm hạn chế nhược điểm này người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư biến tướng. Dạng phổ biến của hiệu suất vốn đầu tư biến tướng là hệ số K được tính bằng cách so sánh mức tăng của GDP năm sau với tổng số vốn đầu tư năm trước theo công thức:
K = (3)
Trong đó: K: Hiệu suất vốn đầu tư biến tướng. : Mức tăng trưởng GDP năm t.
It-1 : Tổng vốn đầu tư năm t-1.
2.3.1.3. Hệ số gia tăng vốn đầu tư (Hệ số ICOR)
Hệ số gia tăng vốn đầu tư (hệ số ICOR) cho biết trong từng thời kỳ cụ thể, muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng VĐT. Hệ số VĐT càng thấp thì hiệu quả VĐT càng cao:
ICOR từ viết tắt tiếng Anh: Incremental capital Output Ratio là tỷ suất vốn đầu tư, là phương pháp so sánh giữa việc tăng giá trị GDP lên một đơn vị tiền tệ thì phải tăng vốn đầu tư lên bao nhiêu đơn vị tiền tệ (VNĐ hoặc USD)
Theo các nhà kinh tế thì ICOR:
- Hệ số ICOR từ 1- 2,5 đối với những nước nghèo.
- Hệ số ICOR từ 1 - 4 ở những nước có thu nhập trung bình.
- Đối với những nước đạt hệ số ICOR là 2,5 thì vốn đầu tư phải bằng 15% GDP, những nước có hệ số ICOR = 3,75 thì vốn đầu tư phải bằng 22,5%GDP.
Hệ số ICOR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh tế. Chính kế hoạch phát triển kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể.
2.3.1.4. Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động
Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động (HL) được xác định bằng tỷ số giữa giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ (FA) và số lao động sử dụng bình quân trong kỳ (L) được tính theo công thức:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn HL = (5)
Trong đó: HL : Hệ số trang bị TSCĐ
FA : Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ.
L : Số lượng lao động sử dụng bình quân trong kỳ.
Hệ số này cũng là một chỉ tiêu hiệu quả VĐT quan trọng vì kết quả VĐT được biểu hiện ở khối lượng TSCĐ, yếu tố vật chất hoá sự tiến bộ biểu hiện kết quả của việc tăng cường cơ giới hoá, tự động hoá và các phương hướng phát triển kế hoạch kinh tế khác, là tiêu đề quan trọng đảm bảo tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của người dân.
2.3.1.5. Hệ số thực hiện vốn đầu tư
Hệ số thực hiện VĐT là một chỉ tiêu hiệu quả VĐT rất quan trọng, nó phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng VĐT bỏ ra với các TSCĐ (kết quả của VĐT) được đưa vào sử dụng. Hệ số được tính theo chỉ tiêu sau:
Hu = (6)
Trong đó: Hu : Hệ số thực hiện VĐT
FA : Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ. I : Tổng số VĐT trong kỳ.
Theo cách tính trên, hệ số sử dụng vốn đầu tư càng lớn thì biểu hiện hiệu quả thực hiện vốn đầu tư càng cao. Tuy vậy để chi tiêu này đạt giá trị thông tin cao cần chú ý loại trừ những khác biệt giữa TSCĐ và vốn đầu tư nhằm đảm bảo tính so sánh được giữa tử số và mẫu số.