Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ (Trang 83 - 84)

5. Kết cấu luận văn

4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá đầu tư

Yếu tố quan trọng hàng đầu là quản lý có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển. Việc tập trung vào công tác kế hoạch hoá là rất quan trọng, nhằm thực hiện phương hướng, cơ cấu, mục tiêu kế hoạch đã đề ra tạo điều kiện thời gian cho việc lập dự án. Cơ chế điều hành kế hoạch đầu tư trong thời gian qua đã từng bước thay đổi cùng với công tác cải cách nền hành chính tỉnh, song vẫn còn bộc lộ những nhược điểm như: kế hoạch bố trí dàn trải, thiếu tập trung, bố trí kế hoạch theo kiểu chia phần, ít chú ý đến hiệu quả kinh tế. Từ đó dẫn đến tình trạng tiêu cực, chạy vốn, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản. Để khắc phục tình trạng trên, công tác kế hoạch hoá đầu tư cần được kiện toàn và nâng cao chất lượng với các giải pháp sau:

- Thứ nhất: củng cố và nâng cao kỷ luật trong khâu triển khai, điều hành kế

hoạch đầu tư hàng năm của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Không bố trí vốn cho các dự án chưa hoàn chỉnh thủ tục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Thứ hai: quy định rõ thẩm quyền và nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu

tư, ban quản lý dự án đối với các trường hợp hiệu quả thấp, chậm tiến độ (đối với trường hợp do nguyên nhân chủ quan).

- Thứ ba: nghiên cứu để quy định xử phạt đối với trường hợp thừa hoặc thiếu

vốn cho giá trị khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán đối với các cơ quan, đơn vị liên quan.

- Thứ tư: đảm bảo bố trí vốn xây dựng cơ bản theo hướng tập trung vào các

lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm của tỉnh như: bố trí vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng xã hội, kiên cố hoá trường lớp học, phù hợp với khả năng cân đối vốn của năm kế hoạch và những năm tiếp theo; quản lý vốn theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư. Chấm dứt tình trạng đầu tư không đồng bộ, không hiệu quả, dành vốn thanh toán trong các khoản nợ đến hạn trong XDCB. Khắc phục tình trạng này không những là điều kiện đảm bảo đầu tư có hiệu quả mà còn là giải pháp để lành mạnh hoá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường.

- Thứ năm: xác định rõ nguồn lực, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khuyến khích và

phát huy xã hội hoá đầu tư, giảm dần tỷ trọng và các danh mục các công trình sử dụng vốn NSNN. Có giải pháp xử lý, hạn chế tình trạng các dự án không thực hiện đúng cam kết huy động các nguồn vốn khác, chỉ trông chờ vào vốn ngân sách.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ (Trang 83 - 84)