Kinh nghiệm quản lý ngân sách đầu tư XDCB của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 106)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách đầu tư XDCB của tỉnh Lạng Sơn

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua phát triển ổn định và tiếp tục giữ vững mức tăng trưởng khá, lĩnh vực văn hoá xã hội có bước tiến bộ mới, an sinh xã hội đảm bảo, quốc phòng an ninh được giữ vững. Kinh tế tiếp tục ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lạng sơn năm 2011 là 9,65 %. Trong đó, tỉnh Lạng Sơn đã xác định được tầm quan trọng trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN, tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách ngày càng giảm, đến năm 2011 tỷ lệ vốn ngân sách chỉ chiếm 29% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giảm gần 20% so với năm 2005. Đây là sự chuyển dịch rất tích cực, thể hiện rõ nét tính chủ động của tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư, dần thoát khỏi tình trạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn NSNN để phát triển. Hiện nay, tỉnh đã ưu tiên vốn NS được phân bổ chỉ tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng của tỉnh và khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Đây là hướng đi đúng của tỉnh trong việc điều tiết chi tiêu ngân sách trong giai đoạn Chính phủ đang quyết liệt thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát.

Trong giai đoạn 2007-2011 tổng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước là trên 4.505 tỷ đồng, trong đó: Vốn cân đối ngân sách địa phương là trên 1.000 tỷ đồng; vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu là 1.200 tỷ đồng; vốn chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án lớn là 564 tỷ đồng; vốn trái phiếu chính phủ là 811 tỷ đồng; vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước 440 tỷ đồng; các nguồn vốn khác có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước 490 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2011- 2015 định hướng phát triển của tỉnh là xác định chủ động về nguồn lực trong quá trình phát triển, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân sách. Mỗi đồng vốn được chi cho đầu tư xây dựng cơ bản phải chi tiêu thực sự có trách nhiệm, sử dụng vốn ngân sách vào công tác xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu của tỉnh. Tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư nguồn vốn ngân sách cho việc xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật vào khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để các nhà đầu tư tin tưởng, yên tâm bỏ vốn vào sản xuất, kinh doanh tại Lạng Sơn, góp phần đưa Lạng Sơn thành vùng kinh tế động lực. Đây chính là cái đích lớn nhất trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách của Lạng Sơn trong thời gian tới.

1.2.3.Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý ngân sách đầu tư XDCB ở tỉnh Phú thọ

Từ thực tiễn của tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Lạng Sơn có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý Ngân sách đầu tư XDCB tỉnh Phú thọ như sau:

- Cần cải tiến phương pháp giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm: Kế hoạch vốn tập trung và ưu tiên vào các công trình quan trọng, mang tính cấp thiết để làm động lực thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.

- Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và thẩm định thiết kế tổng dự toán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Quản lý chặt chẽ trong công tác đấu thầu và chỉ định thầu. Công tác đầu thầu cần tuân thủ các nguyên tắc trong công tác đấu thầu như đảm bảo tính minh bạch, công bằng bằng giữa các nhà thầu, tránh tiêu cực trong công tác đấu thầu.

- Quản lý tốt việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tư: Việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tư phải gắn với nhu cầu thực tế của công trình và phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.

- Nâng cao công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành về cả chất lượng và thời gian theo quy định.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư xây dựng nhằm chấn chỉnh công tác đầu tư XDCB đi vào quỹ đạo và có biện pháp kiên quyết xử lý những vi phạm như: tham ô, lợi dụng chức quyền làm thất thoát vốn đầu tư, rút ruột công trình, thiếu trách nhiệm quản lý làm tổn hại đến chất lượng công trình xây dựng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Khái niệm vốn đầu tư, vốn đầu tư XDCB, Ngân sách đầu tư XDCB là gì? - Quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm những nội dung gì? - Ngân sách đầu tư và ngân sách đầu tư XDCB đã và đang được quản lý và sử dụng như thế nào?

- Có cách gì để khắc phục những hạn chế trong quản lý ngân sách đầu tư XDCB ở Việt Nam cũng như tại địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay?

- Tỉnh nào ở Việt Nam đã quản lý có hiệu quả hơn vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN?

- Nên có những biện pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách đầu tư XDCB?

- Các điều kiện đồng bộ để cho việc thực hiện giải pháp được thuận lợi là gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận được tác giả sử dụng trong đề tài này là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tượng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tượng nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tượng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng sự vật xung quanh. Công tác quản lý Ngân sách đầu tư XDCB có liên quan đến nhiều yếu tố như cơ chế, chính sách của nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan, tổ chức có liên quan, sự phối kết hợp giữa các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp...

Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin được sử dụng nhằm đúc rút những quan điểm, các cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm về liên quan đến công tác quản lý ngân sách đầu tư XDCB ở một số địa phương trong cả nước trong những năm qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Tài liệu thu thập để phục vụ quá trình nghiên cứu, được sử dụng thông qua phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan thống kê trung ương và địa phương (như Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ), các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho

bạc nhà nước tỉnh Phú thọ .

Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê về liên quan đến công tác quản lý ngân sách đầu tư XDCB của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2007-2011.

- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Các tài liệu thống kê có liên quan đến công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm toán Ngân sách đầu tư XDCB của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2007-2011.

- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế.

- .

- .

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách đầu tư XDCB củ

.

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này, được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.

Tác giả thực hiện thống kê các số liệu phán ánh về tình hình thực hiện công tác quản lý Ngân sách đầu tư XDCB ở tỉnh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2.2.4. Phương pháp tổng hợp số liệu

. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.4.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo dự án, phân tổ theo địa phương, phân tổ theo nguồn vốn... Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý ngân sách đầu tư XDCB ở tỉnh Phú Thọ

2.2.4.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh...

2.2.5.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về vốn đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ....theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: i yi y1 ; i 2, 3,...

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

*) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i i y t i n y

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i y T i n y

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu + Tốc độ phát triển bình quân (t)

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: n 2. . ...3 4 n t t t t t hoặc: 1 1 1 n n n n y t T y

Trong đó: t2, t3, t4,... tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu *) Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: hoặc:

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính: Ai = Ti – 1 (nếu Ti tính bằng lần) Ai = Ti – 100 (nếu Ti tính bằng %) 1 t a (nếu t tính bằng lần)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Hoặc:

2.2.5.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý ngân sách đầu tư XDCB qua thời gian, so sánh với các địa phương khác trong nước. - So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách đầu tƣ XDCB

2.3.1. Những tiêu chí chủ yếu phản ánh hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư XDCB ở tầm vĩ mô XDCB ở tầm vĩ mô

2.3.1.1. Hiệu suất TSCĐ

Hiệu suất TSCĐ biểu hiện sự so sánh giữa khối lượng tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra trong kỳ (GDP) với khối lượng giá trị TSCĐ trong kỳ (FA) được tính theo công thức:

H(fa) = (1)

Chỉ tiêu này cho biết trong thời kỳ nào đó; 1 đồng giá trị TSCĐ sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng sản phẩm quốc nội. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả vốn đầu tư còn có chỗ chưa chính xác vì sự biến động của TSCĐ và tổng sản phẩm quốc nội không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau.

2.3.1.2. Hiệu suất vốn đầu tư

Hiệu suất vốn đầu tư biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức tăng trưởng của GDP và vốn đầu tư trong kỳ được xác định bằng công thức sau:

H=I (2)

Trong đó: H1: Hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)