5. Kết cấu luận văn
4.2.8. Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản
và quản lý tài chính đầu tư
Việc không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lý tài chính đầu tư là yêu cầu khách quan, là việc làm thường xuyên, liên tục. Công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ thuộc lĩnh vực quản lý đầu tư XDCB tuy đã được UBND tỉnh đặt ra như một vấn đề cấp thiết trong nhiều năm nay, nhưng trên thực tế hiệu quả chưa đạt như mong muốn. Sau đây là một số giải pháp nhằm tăng cường công tác này trong thời gian tới:
- Thứ nhất: cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho chiến lược đào tạo và đào tạo
lại đội ngũ quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, như: đổi mới chương trình đào tạo phân theo từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau để thực hiện đào tạo chuyên môn sâu lĩnh vực đang công tác.
Công tác quản lý dự án đầu tư cần được coi là một nghề và vì vậy cần phải có những cán bộ chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực này. Những cán bộ đã tốt nghiệp một trường Đại học nào đó về lĩnh vực có liên quan đến đầu tư như xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, tài chính… muốn trở thành một cán bộ chuyên nghiệp quản lý dự án đầu tư xây dựng, cần phải được đào tạo qua một trường quản lý dự án đầu tư xây dựng. Chuyên ngành đào tạo, chương trình đào tạo, thời gian đào tạo và phương pháp thi tuyển phải được quy định rõ ràng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Thứ hai: lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thuộc loại ngành nghề kinh
doanh có tỷ lệ thất thoát cao nhất, mà điều kiện quyết định đến hiệu quả của bất kỳ hoạt động nào, liên quan đến lĩnh vực nào đều là yếu tố con người. Do vậy trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 cần có chương trình đào tạo lại đội ngũ cán bộ tư vấn thiết kế kỹ thuật và kỹ sư xây dựng theo hướng chuyên nghiệp hoá, cụ thể: Đối với việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ tư vấn chỉ cho những người đã tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành gì thì mới làm tư vấn theo lĩnh vực đó, đúng chuyên môn được đào tạo.
- Thứ ba: thường xuyên cập nhật kiến thức cho các kiến trúc sư, cũng cần
phải ban hành luật hành nghề kiến trúc sư. Theo đó các kiến trúc sư phải thi tuyển và đào tạo lại theo nội dung thích hợp và khi tốt nghiệp được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư. Chỉ những kiến trúc sư nào có chứng chỉ hành nghề mới được giao sáng tác, thiết kế cấp công trình quy định theo chứng chỉ. Còn các kiến trúc sư chưa được cấp chứng chỉ thì chỉ được làm các công việc phụ không được trực tiếp sáng tác. Rõ ràng là một kiến trúc sư chưa được cấp chứng chỉ hành nghề một cách nghiêm túc, đồng nghĩa với việc hiểu không sâu sắc lịch sử dân tộc, phong tục tập quán và bản sắc văn hoá của dân tộc thì làm sao có thể thiết kế những công trình có giá trị sống mãi với thời gian.