Kinh nghiệm quản lý ngân sách đầu tư XDC Bở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ (Trang 34 - 35)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách đầu tư XDC Bở tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc sau 15 năm tái lập tỉnh (1997-2011), dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền cùng với nỗ lực của mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hoàn thành hầu hết các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh Vĩnh Phúc các khoá XII, XIII, XIV đề ra.

Sau 15 năm xây dựng và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao và tạo sự thay đổi sâu sắc, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân giai đoạn 1997- 2011 đạt 17,2%/năm, GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) liên tục tăng, năm 1997 mới chỉ đạt 2,13 triệu đồng/người (tương đương khoảng 180 USD/người), đến năm 2007 đạt 15,7 triệu đồng /người; đến năm 2011 đạt 42,9 triệu đồng/người. Thu ngân sách tăng nhanh, năm 2011 tổng thu ngân sách tỉnh đạt 16.714,7 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 11.366,5 tỷ đồng ; Chi ngân sách hàng năm đảm bảo kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tổng chi ngân sách địa phương năm 2011 đạt 11.871,7 tỷ đồng, tăng trên 24,5 lần so năm 1997, trong đó tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi, năm 2011 đạt trên 45%. Đặc biệt trong hoạt động kinh tế đối ngoại, công tác thu hút đầu tư của tỉnh đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tính đến hết năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 618 dự án đầu tư còn hiệu lực, gồm 500 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 26.478,8 tỷ đồng và 118 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 2.333,59 triệu USD; tỷ lệ lấp đầy tính trên diện tích đất công nghiệp đã thu hồi và giao đất xây dựng hạ tầng các KCN là 66,4%.Tỉnh đã thu hút được 173,5 triệu USD; 223,76 tỷ đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn nguồn vốn ODA và 6,98 triệu USD nguồn vốn NGO, chiếm khoảng 7% tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh. Các nguồn vốn ODA, NGO đã góp phần quan trọng bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh nhằm thực hiện các mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật của tỉnh phục vụ thu hút đầu tư và nâng cao đời sống nhân dân, giảm ô nhiễm môi trường.

Trong thời gian qua, Tỉnh uỷ, UBND dân tỉnh Vĩnh phúc đã có nhiều giải pháp, chính sách thiết thực để lãnh, chỉ đạo toàn tỉnh đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị; Trong đó đã có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh sau: Cải tiến phương pháp giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm; Tập trung vốn ưu tiên cho các dự án trọng điểm, tránh bố trí vốn đầu tư dàn trải cho các công trình ;Đối với các dự án không đủ thủ tục đầu tư, dự án không phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị thì kiên quyết không bố trí vốn đầu tư; Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và thẩm định thiết kế tổng dự toán; Quản lý chặt chẽ trong công tác đấu thầu và chỉ định thầu; Quản lý tốt việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tư; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư xây dựng, kiên quyết xử lý những vi phạm về đầu tư xây dựng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)