Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 106)

5. Kết cấu luận văn

2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh...

2.2.5.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về vốn đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ....theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: i yi y1 ; i 2, 3,...

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

*) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i i y t i n y

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i y T i n y

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu + Tốc độ phát triển bình quân (t)

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: n 2. . ...3 4 n t t t t t hoặc: 1 1 1 n n n n y t T y

Trong đó: t2, t3, t4,... tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu *) Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: hoặc:

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính: Ai = Ti – 1 (nếu Ti tính bằng lần) Ai = Ti – 100 (nếu Ti tính bằng %) 1 t a (nếu t tính bằng lần)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Hoặc:

2.2.5.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý ngân sách đầu tư XDCB qua thời gian, so sánh với các địa phương khác trong nước. - So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách đầu tƣ XDCB

2.3.1. Những tiêu chí chủ yếu phản ánh hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư XDCB ở tầm vĩ mô XDCB ở tầm vĩ mô

2.3.1.1. Hiệu suất TSCĐ

Hiệu suất TSCĐ biểu hiện sự so sánh giữa khối lượng tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra trong kỳ (GDP) với khối lượng giá trị TSCĐ trong kỳ (FA) được tính theo công thức:

H(fa) = (1)

Chỉ tiêu này cho biết trong thời kỳ nào đó; 1 đồng giá trị TSCĐ sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng sản phẩm quốc nội. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả vốn đầu tư còn có chỗ chưa chính xác vì sự biến động của TSCĐ và tổng sản phẩm quốc nội không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau.

2.3.1.2. Hiệu suất vốn đầu tư

Hiệu suất vốn đầu tư biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức tăng trưởng của GDP và vốn đầu tư trong kỳ được xác định bằng công thức sau:

H=I (2)

Trong đó: H1: Hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ. GDP: Mức tăng trưởng GDP trong kỳ. I: Mức vốn đầu tư trong kỳ.

100 %

t

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư phản ánh tổng hợp hiệu quả vốn đầu tư, nhưng có nhược điểm cơ bản là sự hạn chế về tính so sánh được giữa tử số và mẫu số của chỉ tiêu, vì giữa GDP và vốn đầu tư trong cùng một kỳ, không tồn tại mối quan hệ trực tiếp. Thời kỳ càng ngắn thì nhược điểm càng lộ rõ, việc phản ánh hiệu quả vốn đầu tư trong kỳ có phần thiếu chính xác. Nhằm hạn chế nhược điểm này người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư biến tướng. Dạng phổ biến của hiệu suất vốn đầu tư biến tướng là hệ số K được tính bằng cách so sánh mức tăng của GDP năm sau với tổng số vốn đầu tư năm trước theo công thức:

K = (3)

Trong đó: K: Hiệu suất vốn đầu tư biến tướng. : Mức tăng trưởng GDP năm t.

It-1 : Tổng vốn đầu tư năm t-1.

2.3.1.3. Hệ số gia tăng vốn đầu tư (Hệ số ICOR)

Hệ số gia tăng vốn đầu tư (hệ số ICOR) cho biết trong từng thời kỳ cụ thể, muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng VĐT. Hệ số VĐT càng thấp thì hiệu quả VĐT càng cao:

ICOR từ viết tắt tiếng Anh: Incremental capital Output Ratio là tỷ suất vốn đầu tư, là phương pháp so sánh giữa việc tăng giá trị GDP lên một đơn vị tiền tệ thì phải tăng vốn đầu tư lên bao nhiêu đơn vị tiền tệ (VNĐ hoặc USD)

Theo các nhà kinh tế thì ICOR:

- Hệ số ICOR từ 1- 2,5 đối với những nước nghèo.

- Hệ số ICOR từ 1 - 4 ở những nước có thu nhập trung bình.

- Đối với những nước đạt hệ số ICOR là 2,5 thì vốn đầu tư phải bằng 15% GDP, những nước có hệ số ICOR = 3,75 thì vốn đầu tư phải bằng 22,5%GDP.

Hệ số ICOR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh tế. Chính kế hoạch phát triển kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể.

2.3.1.4. Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động

Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động (HL) được xác định bằng tỷ số giữa giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ (FA) và số lao động sử dụng bình quân trong kỳ (L) được tính theo công thức:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn HL = (5)

Trong đó: HL : Hệ số trang bị TSCĐ

FA : Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ.

L : Số lượng lao động sử dụng bình quân trong kỳ.

Hệ số này cũng là một chỉ tiêu hiệu quả VĐT quan trọng vì kết quả VĐT được biểu hiện ở khối lượng TSCĐ, yếu tố vật chất hoá sự tiến bộ biểu hiện kết quả của việc tăng cường cơ giới hoá, tự động hoá và các phương hướng phát triển kế hoạch kinh tế khác, là tiêu đề quan trọng đảm bảo tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của người dân.

2.3.1.5. Hệ số thực hiện vốn đầu tư

Hệ số thực hiện VĐT là một chỉ tiêu hiệu quả VĐT rất quan trọng, nó phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng VĐT bỏ ra với các TSCĐ (kết quả của VĐT) được đưa vào sử dụng. Hệ số được tính theo chỉ tiêu sau:

Hu = (6)

Trong đó: Hu : Hệ số thực hiện VĐT

FA : Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ. I : Tổng số VĐT trong kỳ.

Theo cách tính trên, hệ số sử dụng vốn đầu tư càng lớn thì biểu hiện hiệu quả thực hiện vốn đầu tư càng cao. Tuy vậy để chi tiêu này đạt giá trị thông tin cao cần chú ý loại trừ những khác biệt giữa TSCĐ và vốn đầu tư nhằm đảm bảo tính so sánh được giữa tử số và mẫu số.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở tầm vi mô

2.3.2.1. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn là khoản thời gian khai thác dự án mà các khoản thu nhập có thể bù đắp đủ toàn bộ vốn đầu tư của dự án. Thường có hai cách dựa vào thu nhập để tính thời gian hoàn vốn:

+ Dựa vào lãi ròng (P)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Theo cách dựa vào lãi ròng và khấu hao phản ánh chính xác bản chất thời gian hoàn vốn nên được sử dụng phổ biến. Công thức đơn giản nhất tính thời gian hoàn vốn (T) được tính như sau:

T = (7)

Trong đó:

T: Thời gian hoàn vốn bình quân (tính bằng năm) I: Vốn đầu tư của dự án.

P+D: Lãi ròng và mức khấu hao bình quân hàng năm trong thời gian khai thác dự án.

T: Thời gian hoàn vốn bình quân (tính bằng năm).

Thời gian hoàn vốn đầu tư là chỉ tiêu là hiệu quả vốn đầu tư, được các nhà kinh tế cũng như các nhà doanh nghiệp quan tâm rất nhiều. Thời gian càng ngắn thì hiệu quả càng cao vì tạo điều kiện thu hồi vốn nhanh, tránh rủi ro trong việc lưu chuyển của vốn, đồng thời tạo điều kiện nhanh cho việc tái đầu tư. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có nhược điểm đáng chú ý nhất là nó cho biết tình hình hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong thời gian thu hồi vốn mà không cho biết hiệu quả trong thời gian sau khi vốn được thu hồi.

2.3.2.2. Chỉ tiêu hiện giá thuần (NPV)

Hiện giá thuần là hiện giá hiện hành của tổng lãi ròng trừ đi tổng vốn đầu tư ban đầu. NPV có thể tính công thức sau:

NPV = - Ik (1+ i)n+1- k (9)

Trong đó: Rt: Là thu nhập ròng thu được vào cuối năm t (t=1,2,3…m) i: Là lãi suất triết khấu.

m: Số năm khai thác dự án.

Ik: Là số vốn đầu tư dự án năm thứ k (k=1,2…n) n: Là số năm đầu tư của dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Hiện giá thuần là chỉ tiêu hiệu quả được các nhà đầu tư rất quan tâm. Nói chung NPV >0 thì dự án đầu tư có hiệu quả và chỉ tiêu này càng lớn hơn 0 thì hiệu quả càng cao.

Nhược điểm của chỉ tiêu này là phải dựa vào lãi suất chiết khấu được lựa chọn.

2.3.2.3. Chỉ tiêu suất thu hồi nội bộ (IRR)

Suất thu hồi nội bộ (I) là mức lãi suất chiết khấu mà ứng với nó hiện giá thu nhập ròng vừa đúng bằng vốn đầu tư ban đầu. Tính suất thu hồi nội bộ theo công thức:

I =R1/ 1 + r + R2 / (1+r)2 + ……+Rt / (1+r)t (10)

Công thức (10) suy ra công thức (9), trong đó (i) đã được thay bằng (r) là lãi suất chiết khấu mà ứng với nó là NPV = 0.

Suất thu hồi nội bộ là chỉ tiêu hiệu quả thường được sử dụng để đánh giá các dự án đầu tư dựa vào vốn vay. Nếu r = IRR bằng lãi suất vay vốn thì dự án vẫn có lãi nhưng vừa đủ trả tiền lãi vay, khi đó nhà đầu tư chưa được thu lợi. Dự án nào có IRR sẽ là dự án tốt nhất. Tuy nhiên IRR chưa cho biết rõ thời gian hoàn vốn sinh lời v.v… Vì vậy nó phải dựa vào các chỉ tiêu khác mới đánh giá được hiệu quả một cách toàn diện.

2.3.2.4. Tỷ suất lợi ích/chi phí (B/C)

Tỷ số lợi ích chi phí là tỷ số giữa hiện giá thu nhập và hiện giá chi phí được tính theo công thức sau:

B/C = = (11)

Trong đó: Bt : Thu nhập năm t. Ct: Chi phí năm t. i : Suất chiết khấu.

n: Tuổi thọ kinh tế hoặc thời hạn của dự án đầu tư. Kết quả được tính bằng công thức (11)

Nếu B/C >1: Thu nhập > chi phí - dự án có lãi (hiệu quả) Nếu B/C =1: Thu nhập = chi phí - dự án không có lãi. Nếu B/C<1: Thu nhập < chi phí - dựa án bị lỗ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Ưu điểm của chỉ tiêu B/C cho ta thấy mức thu nhập của một đồng chi phí, nhưng nhược điểm là không cho biết tổng số lãi ròng thu được (có dự án B/C lớn nhưng tổng lãi ròng vẫn nhỏ) và việc tính suất chiết khấu (i) phức tạp.

Trên đây là những chỉ tiêu thường dùng để đo lường và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư ở tầm vĩ mô và vi mô. Nghiên cứu các chỉ tiêu này ngoài việc sử dụng chúng một cách phù hợp để đo lường, đánh giá hiệu quả, nó cho ta thấy các thành phần cơ cấu của các chỉ tiêu giúp ta tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐẦU TƢ XDCB Ở TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ

3.1.1.Đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú thọ được tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, là một tỉnh miền núi trung du, với trung tâm là thành phố Việt Trì. Có 3 con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh đó là sông Hồng, sông Đà và sông Lô, đó là những thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ. Chính những điều kiện tự nhiên này tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong việc vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ. Tỉnh Phú Thọ giáp ranh với nhiều tỉnh như tỉnh Yên Bái, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Vĩnh Phúc,… Các tỉnh này đều có tốc độ tăng trưởng ổn định, đó chính là thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp trong tỉnh Phú thọ tiêu thụ, cùng với nó là việc giao thông với các tỉnh thuận lợi.

Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 3.533,4 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 27,6%, đất lâm nghiệp chiếm 41%. Tỉnh có 13 đơn vị hành chính, gồm 277 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 phường, 11 thị trấn và 249 xã; Phú Thọ có 10 huyện miền núi và 218 xã miền núi. Năm 2011 dân số của tỉnh có 1.329.342 người, mật độ dân số trung bình 376,2 người/km2. Phú thọ có trên 20 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 85,7%, dân tộc mường chiếm 12,9%, các dân tộc khác (Dao, Sán chay, Tày, H’mông, Thổ, Nùng, Thái…) chiến 1,4%.

Tỉnh Phú Thọ phát triển cả nông nghiệp và công nghiệp, là một tỉnh trung du miền núi với khí hậu miền núi mát mẻ, thuận lợi làm nhiều mùa vụ nông nghiệp trong năm. Tiềm năng du lịch tại tỉnh Phú Thọ là rất lớn và chưa được khai thác một cách triệt để. Tỉnh Phú Thọ ngoài khu di tích lịch sử Đền Hùng còn có các tài nguyên du lịch khác như suối nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, vườn quốc gia Xuân Sơn… nếu khai thác tốt tài nguyên du lịch này, tỉnh Phú Thọ sẽ thu hút được số lượng du khách lớn. Đền Hùng là một di tích mang rất nhiều tính nhân văn và cội nguồn, đó là cái nôi tâm linh của nhân dân cả nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)