Quan điểm về nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 80)

5. Kết cấu luận văn

4.1.2. Quan điểm về nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư XDCB

Phú Thọ trong thời gian tới

4.1.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư XDCB cần kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội sẽ dẫn đến sự kết hợp hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Do đó lợi ích kinh tế biểu hiện cụ thể về sự thay đổi khối lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm, về nâng cao cán cân thương mại ở mức lợi nhuận thu được, hạ thấp chi phí sản xuất…

Lợi ích xã hội của vốn đầu tư ngoài việc thực hiện các mục tiêu kinh tế nói trên còn thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu chính trị, mục tiêu an ninh quốc phòng, mục tiêu văn hoá xã hội, môi trường… theo đó lợi ích xã hội của vốn đầu tư, ngoài lợi ích kinh tế kể trên bao gồm những sự thay đổi về các điều kiện sống và lao động, về môi trường sống, về sử dụng thời gian tự do, về hưởng thụ văn hoá, chăm sóc y tế, khả năng an ninh quốc phòng….Ví dụ một dự án đã được lập với quy mô sản phẩm đã định, được bố trí ở một địa điểm đã định, xét về mặt lợi ích kinh tế là theo chiều hướng đó là có lợi, do vậy vốn đầu tư cho đối tượng này đã được xác định tương ứng. Nhưng khi xét về lợi ích quốc phòng, an ninh thì dự án này lại phải xây dựng ở tại một địa điểm khác để đảm bảo an toàn, bí mật quốc gia, khi đó chi phí đầu tư sẽ tăng lên nhiều và hiệu quả đầu tư theo đó sẽ giảm thấp. Trong trường hợp này phải kết hợp xem xét kỹ lưỡng toàn diện để quyết định thứ tự ưu tiên cho lợi ích kinh tế hay lợi ích xã hội, trong thực tế phần lớn lợi ích xã hội thường được chú trọng ưu tiên hơn.

Việc phân biệt hai lợi ích này mang tính tương đối và chúng gắn bó chặt chẽ với nhau. Mặt khác lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội trong nhiều trường hợp có sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn tương thích, bổ xung cho nhau, nhưng ở những trường hợp khác lại xung đột với nhau. Khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần phải đánh giá một cách kỹ lưỡng, toàn diện để quyết định ưu tiên lợi ích kinh tế hay lợi ích xã hội. Trong nhiều trường hợp có sự sảy ra xung đột sảy ra giữa 2 loại lợi ích như vậy, về nguyên tắc lợi ích xã hội theo đó có hiệu quả xã hội được ưu tiên hơn.

4.1.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư đồng thời với việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách và vốn đầu tư ngoài ngân sách. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách được tập trung cho các mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội lớn mà vốn ngoài ngân sách khó thực hiện. Vì vậy, huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là rất cần thiết; việc nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách có ý nghĩa thiết thực nhằm mang tính đồng bộ phát huy hiệu quả cao cho các dự án đầu tư tại tỉnh Phú Thọ. Chính vì lẽ đó Đảng ta nhấn mạnh “kết hợp chặt chẽ 3 mặt lợi ích: Lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân người lao động”.

Đầu tư ngoài ngân sách gồm có: đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần không có vốn ngân sách, đầu tư của các hộ gia đình và các thành phần kinh tế tư nhân khác. Về lâu dài chúng ta phải khuyến khích đầu tư ngoài ngân sách, đầu tư ngân sách chỉ là đầu tư mang tính chất “châm ngòi” để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách.

4.1.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư XDCB cần được xem xét toàn diện trong suốt cả quá trình đầu tư hoàn chỉnh

Quá trình đầu tư hoàn chỉnh của một dự án bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc dự án đầu tư. Mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất khác nhau nên có vai trò tác dụng khác nhau đối với hiệu quả quản lý vốn đầu tư. Đầu tư của tư nhân và vốn nước ngoài không bị lãng phí, thất thoát vì đấy là vốn của họ. Đầu tư từ ngân sách thường lãng phí và thất thoát lớn, gồm có nhiều hình thức thất thoát như: Thất thoát về của cải vật chất, thất thoát dưới dạng lãng phí sức lao động, thất thoát dưới dạng tiền vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án là những giai đoạn chi phí về vốn đầu tư rất lớn, nhưng chưa tạo ra sản phẩm, chưa thu hút được lợi ích từ dự án. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của 2 giai đoạn này cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm khảo sát, thiết kế, lập dự án, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu tư xây dựng, đặc biệt là thời gian thi công xây dựng, giảm thiểu hoặc khắc phục những lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.

Trong giai đoạn đưa công trình dự án vào khai thác sử dụng tức là mục tiêu cuối cùng của dự án được thực hiện, các lợi ích kinh tế - xã hội từ dự án thu nhận được nhưng chi phí bỏ ra chủ yếu là chi phí vận hành. Các biện pháp nâng cao hiệu quả trong giai đoạn này cần phải tập trung vào việc thực hiện tốt: Tổ chức quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật, công nghệ, quản lý lao động, tài chính, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị… Theo đó chất lượng sản phẩm, hiệu suất máy móc thiết bị, năng suất lao động được nâng cao, vốn sản xuất được tiết kiệm, sản phẩm được tiêu thụ nhanh với giá cả hợp lý. Đó là những yếu tố làm tăng hiệu quả sản xuất trong giai đoạn khai thác dự án, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Vì vậy việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cần được xem xét toàn diện của cả 3 giai đoạn của quá trình đầu tư hoàn chỉnh. Thực tế nhiều dự án đầu tư trong thời gian qua chỉ quan tâm phiến diện đến giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, chưa quan tâm đúng mức đến giai đoạn khai thác dự án làm cho sản phẩm ra kém chất lượng, ứ đọng vì không có thị trường tiêu thụ nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư rất thấp.

4.1.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư XDCB đặc biệt coi trọng yếu tố con người

Xét về hệ thống con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể, nhưng lại là khách thể có nhận thức, nên phản ứng của con người sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực lớn không lường trước được, điều này đòi hỏi chính sách về kinh tế là quan tâm đúng mức đến người lao, đồng thời cũng phải có những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật của con người.

Xét về hệ thống sản xuất thì con người vừa là mục tiêu vừa là phương tiện của hệ thống này. Mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện chỉ ra rằng việc nâng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn cao hiệu quả, phát triển sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Chất lượng cuộc sống được nâng cao sẽ trở thành yếu tố sản xuất quyết định hiệu quả và sự phát triển sản xuất.

Đặc biệt trong giai đoạn từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường trong xu thế phát triển kinh tế tri thức thì vai trò đầu tư vào con người thông qua đầu tư giáo dục và đào tạo, để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cần phải chú ý coi trọng và ưu tiên đặc biệt. Con người nắm vững các kiến thức về đầu tư XDCB, có lòng yêu đất nước, yêu ngành nghề sẽ có sáng tạo để vươn lên đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)