Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ (Trang 84 - 86)

5. Kết cấu luận văn

4.2.4. Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và

bản vẽ thi công- lập dự toán; thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng

Việc thực hiện nghiêm túc trình tự xây dựng cơ bản là một đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động đầu tư, có tác động trực tiếp và gián tiếp như những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động đầu tư. Cần có biện pháp mạnh nhằm giúp cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện nghiêm chỉnh, chấm dứt tình trạng vừa thiết kế vừa thi công, làm trước báo cáo sau…

Trong thời gian qua, công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế bản vẽ thi công lập dự toán ở nhiều ngành, nhiều huyện trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn đúng các nội dung đã được phê duyệt trong quyết định đầu tư, áp dụng sai định mức, đơn giá, công tác thẩm định trước khi trình người có thẩm quyền còn sơ sài, chưa đảm bảo yêu cầu với công tác thẩm định. Do vậy khi ra quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công - tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác dẫn đến việc phải bổ xung, điều chỉnh nhiều lần. Một số dự án còn thực hiện theo hình thức vừa thiết kế vừa thi công… đến giai đoạn cuối hoặc thi công xong mới xin trình duyệt hoặc điều chỉnh nhằm hợp thức hoá hồ sơ pháp lý đáp ứng yêu cầu thanh toán chi phí đã phát sinh… trước những bất cập đó, để nâng cao chất lượng công tác trên trong thời gian tới cần phải sử dụng một số giải pháp sau:

- Thứ nhất: nâng cao chất lượng công tác lập dự án. Phải thực hiện khâu điều

tra, khảo sát thật kỹ lưỡng trước khi quyết định lập và trình duyệt dự án. Sử dụng các cơ quan chuyên môn có liên quan, kết hợp với cơ quan tư vấn để triển khai lập dự án, phải căn cứ vào quy hoạch để xây dựng dự án.

- Thứ hai: nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Dự án muốn được duyệt

cần phải phải được thẩm định theo đúng quy định, phải có ý kiến tham gia của các cơ quan, sở và ban ngành có liên quan, những dự án quan trọng phải có ý kiến của các nhà chuyên gia, các nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực này.

- Thứ ba: đối với các dự án đã được duyệt và triển khai thực hiện, song kết

quả đầu tư không cao hoặc không phát huy được hiệu quả đầu tư cần xem xét trách nhiệm của người lập, thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là người ra quyết định đầu tư (bất kể người đó đang ở cương vị nào?)

- Thứ tư: đối với các dự án không nằm trong quy hoạch dứt khoát không được

triển khai xây dựng, nếu muốn được xây dựng phải xin ý kiến của các ngành có liên quan và phải được cấp có thẩm quyền quyết định. Nếu dự án sau này phá vỡ quy hoạch hoặc không có hiệu quả thì phải dừng thi công hoặc chuyển đi nơi khác thì trước tiên phải kỷ luật người ra quyết định phê duyệt và cấp phép triển khai thực hiện dự án.

- Thứ năm: chấm dứt hiện tượng vừa thiết kế, vừa thi công đối với các công

trình (trừ những trường hợp công trình xử lý khẩn cấp theo Nghị định 71/2005-NĐ- CP, ngày 06/6/2005 về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Thứ sáu: khi thay đổi nội dung dự án bằng văn bản, nội dung nào được ký

thay đổi phải tổ chức thẩm định, trình duyệt cấp có thẩm quyền ra quyết định theo quy định….

+ Trường hợp thay đổi một nội dung dự án dẫn đến thay đổi nhiều nội dung khác của dự án thì tất cả nội dung đó cũng phải tổ chức thẩm định lại, phải phân tích, đánh giá tính khả thi, giải pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện của từng nội dung và trình duyệt lại theo quy định để đảm bảo cho dự án triển khai thực hiện có hiệu quả.

+ Không được thay đổi nội dung dự án dẫn đến thay đổi quy mô đầu tư vượt quá thẩm quyền của người quyết định đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)