5. Kết cấu luận văn
4.1.3. Định hướng ngân sách đầu tư XDCB tại tỉnh Phú Thọ trong thờ
Trên cơ sở quan điểm đầu tư đã được xác định, định hướng nguồn vốn ngân sách được sử dụng cho đầu tư XDCB tại tỉnh như sau:
- Xúc tiến triển khai các dự án đầu tư trọng điểm quy mô lớn; Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn cho vùng trung du miền núi Bắc Bộ (máy nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học…). Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương để triển khai các dự án hạ tầng then chốt. Xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA cho thời kỳ mới. Lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phấn đấu thu hút 67 - 68 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển; trong đó: vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chiếm 45 - 47 %; vốn đầu tư của dân cư, doanh nghiệp chiếm 24 - 25 %; vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15 - 16 %.
- Đầu tư tập trung, đồng bộ hệ thống giao thông, kết nối các trung tâm kinh tế của tỉnh với mạng lưới giao thông quốc gia và kết nối liên thông giữa các vùng như: Quốc lộ 32A, 32C, đường Âu Cơ, đường Đền Hùng - Xuân Sơn; nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, mở mới các tuyến trục vào các khu công nghiệp, khu đô thị, các vùng kinh tế tập trung; tiếp tục đầy mạnh đầu tư giao thông nông thôn. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cầu Việt Trì mới; cải tạo, nâng cấp quốc lộ 2 (đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì). Phấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn đấu đến năm 2015 có 100% tỉnh lộ, huyện lộ được nhựa hoá, vào cấp tải trọng theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải, 50% đường giao thông nông thôn được cứng hoá, đầu tư kết cấu hạ tầng thành phố Việt Trì, phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại I và thành phố lễ hội; nâng cấp thị xã Phú Thọ lên đô thị loại II, một số thị trấn, thị tứ vào cấp đô thị.
- Tập trung đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trọng điểm, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đầu tư nâng cấp, mở rộng, hoàn thiện và từng bước hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi theo quy hoạch, gia cố chống sạt lở bờ sông Hồng, bờ hữu sông Đà và bờ tả sông Lô; Trường Đại học Hùng Vương, trường Cao đẳng Nghề, trường Cao đẳng Dược, trung tâm dạy nghề ở một số huyện trọng điểm; triển khai xây dựng bệnh viện đa khoa thực hành vùng và một số bệnh viện chuyên khoa; đầu tư hoàn thành bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện tuyến huyện; cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số công trình văn hoá, phúc lợi công cộng trọng điểm; đầu tư, tôn tạo Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Khu du lịch Văn Lang.
- Tiếp tục triển khai quy hoạch, xúc tiến đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn chất lượng cao, hạ tầng kỹ thuật các dự án du lịch trọng điểm: Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, Khu vui chơi giải trí La Phù, Tam Nông, Khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Sơn, Ao Châu, Quảng trường Hùng Vương…
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đầu tƣ XDCB tại tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
Kết hợp kiến thức lý luận và phân tích các vấn đề thực tiễn; quán triệt quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ, học viên mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách như sau:
4.2.1. Đổi mới công tác quản lý nhằm giảm thất thoát ngân sách đầu tư XDCB
Đổi mới công tác quản lý ngân sách đầu tư XDCB có vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thu hút thêm nhiều nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển, chuyển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
Trên thực tế, tình hình thực hiện vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh còn thấp, kế hoạch giải ngân vốn đầu tư cơ bản không hoàn thành. Việc giải ngân chậm gây lãng phí về vốn, thời gian và cơ hội đầu tư. Vì vậy trong thời gian tới cần xem xét lại việc phân bổ vốn, tránh tình trạng đầu tư dàn trải như hiện nay, vốn đầu tư nên huy động từ nhiều nguồn để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Giảm bớt thủ tục đầu tư XDCB, mở rộng cơ chế đấu thầu để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Thực trạng lĩnh vực đầu tư XDCB tại tỉnh, vấn đề lãng phí, thất thoát vốn là 2 căn bệnh mang tính phổ biến nên việc đổi mới quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là rất quan trọng và không thể thiếu. Hơn nữa do yêu cầu đảm bảo chất lượng và tuổi thọ công trình, nên việc quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN là công tác thường xuyên và phải thực hiện quyết liệt. Kết quả cuối cùng chính là chất lượng công trình sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng thời gian. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc như: một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác; tình trạng đầu tư dàn trải diễn ra phổ biến, thể hiện ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư quy hoạch, lập, thẩm định dự án, thanh quyết toán và đưa công trình vào khai thác sử dụng kém chất lượng; nợ tồn đọng vốn đầu tư XDCB ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng. Những thất thoát, lãng phí trong xây dựng làm giảm sút chất lượng công trình, ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình so với thiết kế. Đây cũng là một thất thoát vốn mà Nhà nước phải tính đến, bởi lẽ công trình chỉ phục vụ được trong một số năm ít hơn số năm trong dự án được duyệt.
4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược đầu tư và quy hoạch đầu tư đầu tư
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược đầu tư và quy hoạch đầu tư nhằm thực hiện đúng mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ trong những năm tới đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII thông qua. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2015 đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn được nêu trong văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để đảm bảo cho kinh tế Phú Thọ phát triển ổn định và vững chắc. Nghiên cứu dự báo thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước để định ra bức tranh tổng thể cho đầu tư phát triển. Trên cơ sở đó định ra kế hoạch đầu tư hàng năm để chủ động bố trí các khoản chi trong dự toán chi ngân sách Nhà nước cho bộ máy quản lý, hoạt động sự nghiệp, an ninh quốc phòng và cùng các nguồn vốn huy động khác cho đầu tư phát triển nhằm phục vụ các mục tiêu của tỉnh.
Cần chấn chỉnh lại công tác quy hoạch tổng thể theo định hướng của Đại hội Đảng bộ tỉnh, chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến các cấp thành phố, huyện, thị và nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch là bước cụ thể hoá của chiến lược, thật sự trở thành công cụ hữu hiệu cho kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Cần phải rà soát, bổ xung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Từ đó gắn liền mô hình quy hoạch chi tiết với quy hoạch đầu tư tổng thể. Căn cứ các mục tiêu chiến lược đã xác định, tìm nguồn vốn đầu tư phù hợp với các mục tiêu.
4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá đầu tư
Yếu tố quan trọng hàng đầu là quản lý có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển. Việc tập trung vào công tác kế hoạch hoá là rất quan trọng, nhằm thực hiện phương hướng, cơ cấu, mục tiêu kế hoạch đã đề ra tạo điều kiện thời gian cho việc lập dự án. Cơ chế điều hành kế hoạch đầu tư trong thời gian qua đã từng bước thay đổi cùng với công tác cải cách nền hành chính tỉnh, song vẫn còn bộc lộ những nhược điểm như: kế hoạch bố trí dàn trải, thiếu tập trung, bố trí kế hoạch theo kiểu chia phần, ít chú ý đến hiệu quả kinh tế. Từ đó dẫn đến tình trạng tiêu cực, chạy vốn, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản. Để khắc phục tình trạng trên, công tác kế hoạch hoá đầu tư cần được kiện toàn và nâng cao chất lượng với các giải pháp sau:
- Thứ nhất: củng cố và nâng cao kỷ luật trong khâu triển khai, điều hành kế
hoạch đầu tư hàng năm của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Không bố trí vốn cho các dự án chưa hoàn chỉnh thủ tục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Thứ hai: quy định rõ thẩm quyền và nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu
tư, ban quản lý dự án đối với các trường hợp hiệu quả thấp, chậm tiến độ (đối với trường hợp do nguyên nhân chủ quan).
- Thứ ba: nghiên cứu để quy định xử phạt đối với trường hợp thừa hoặc thiếu
vốn cho giá trị khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán đối với các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thứ tư: đảm bảo bố trí vốn xây dựng cơ bản theo hướng tập trung vào các
lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm của tỉnh như: bố trí vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng xã hội, kiên cố hoá trường lớp học, phù hợp với khả năng cân đối vốn của năm kế hoạch và những năm tiếp theo; quản lý vốn theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư. Chấm dứt tình trạng đầu tư không đồng bộ, không hiệu quả, dành vốn thanh toán trong các khoản nợ đến hạn trong XDCB. Khắc phục tình trạng này không những là điều kiện đảm bảo đầu tư có hiệu quả mà còn là giải pháp để lành mạnh hoá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường.
- Thứ năm: xác định rõ nguồn lực, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khuyến khích và
phát huy xã hội hoá đầu tư, giảm dần tỷ trọng và các danh mục các công trình sử dụng vốn NSNN. Có giải pháp xử lý, hạn chế tình trạng các dự án không thực hiện đúng cam kết huy động các nguồn vốn khác, chỉ trông chờ vào vốn ngân sách.
4.2.4. Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế bản vẽ thi công- lập dự toán; thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng bản vẽ thi công- lập dự toán; thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng
Việc thực hiện nghiêm túc trình tự xây dựng cơ bản là một đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động đầu tư, có tác động trực tiếp và gián tiếp như những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động đầu tư. Cần có biện pháp mạnh nhằm giúp cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện nghiêm chỉnh, chấm dứt tình trạng vừa thiết kế vừa thi công, làm trước báo cáo sau…
Trong thời gian qua, công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế bản vẽ thi công lập dự toán ở nhiều ngành, nhiều huyện trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn đúng các nội dung đã được phê duyệt trong quyết định đầu tư, áp dụng sai định mức, đơn giá, công tác thẩm định trước khi trình người có thẩm quyền còn sơ sài, chưa đảm bảo yêu cầu với công tác thẩm định. Do vậy khi ra quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công - tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác dẫn đến việc phải bổ xung, điều chỉnh nhiều lần. Một số dự án còn thực hiện theo hình thức vừa thiết kế vừa thi công… đến giai đoạn cuối hoặc thi công xong mới xin trình duyệt hoặc điều chỉnh nhằm hợp thức hoá hồ sơ pháp lý đáp ứng yêu cầu thanh toán chi phí đã phát sinh… trước những bất cập đó, để nâng cao chất lượng công tác trên trong thời gian tới cần phải sử dụng một số giải pháp sau:
- Thứ nhất: nâng cao chất lượng công tác lập dự án. Phải thực hiện khâu điều
tra, khảo sát thật kỹ lưỡng trước khi quyết định lập và trình duyệt dự án. Sử dụng các cơ quan chuyên môn có liên quan, kết hợp với cơ quan tư vấn để triển khai lập dự án, phải căn cứ vào quy hoạch để xây dựng dự án.
- Thứ hai: nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Dự án muốn được duyệt
cần phải phải được thẩm định theo đúng quy định, phải có ý kiến tham gia của các cơ quan, sở và ban ngành có liên quan, những dự án quan trọng phải có ý kiến của các nhà chuyên gia, các nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực này.
- Thứ ba: đối với các dự án đã được duyệt và triển khai thực hiện, song kết
quả đầu tư không cao hoặc không phát huy được hiệu quả đầu tư cần xem xét trách nhiệm của người lập, thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là người ra quyết định đầu tư (bất kể người đó đang ở cương vị nào?)
- Thứ tư: đối với các dự án không nằm trong quy hoạch dứt khoát không được
triển khai xây dựng, nếu muốn được xây dựng phải xin ý kiến của các ngành có liên quan và phải được cấp có thẩm quyền quyết định. Nếu dự án sau này phá vỡ quy hoạch hoặc không có hiệu quả thì phải dừng thi công hoặc chuyển đi nơi khác thì trước tiên phải kỷ luật người ra quyết định phê duyệt và cấp phép triển khai thực hiện dự án.
- Thứ năm: chấm dứt hiện tượng vừa thiết kế, vừa thi công đối với các công
trình (trừ những trường hợp công trình xử lý khẩn cấp theo Nghị định 71/2005-NĐ- CP, ngày 06/6/2005 về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Thứ sáu: khi thay đổi nội dung dự án bằng văn bản, nội dung nào được ký
thay đổi phải tổ chức thẩm định, trình duyệt cấp có thẩm quyền ra quyết định theo quy định….
+ Trường hợp thay đổi một nội dung dự án dẫn đến thay đổi nhiều nội dung khác của dự án thì tất cả nội dung đó cũng phải tổ chức thẩm định lại, phải phân tích, đánh giá tính khả thi, giải pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện của từng nội dung và trình duyệt lại theo quy định để đảm bảo cho dự án triển khai thực hiện có hiệu quả.
+ Không được thay đổi nội dung dự án dẫn đến thay đổi quy mô đầu tư vượt quá thẩm quyền của người quyết định đầu tư.
4.2.5. Thực hiện nghiêm chỉnh công tác đấu thầu
Đấu thầu xây dựng là một hình thức lựa chọn nhà thầu để ký hợp đồng giao thầu xây dựng cho phù hợp với cơ chế thị trường lành mạnh. Đấu thầu là hình thức