Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vietcombank nha trang (Trang 89 - 94)

Chất lượng công tác thẩm định chưa cao, đôi khi chỉ mang tính hợp lý

hoá thủ tục. Việc thẩm định uy tín khách hàng cũng như định giá tài

sản đảm bảo hầu như phụ thuộc vào chủ quan của cán bộ tín dụng.

Tại ngân hàng việc phân công công việc cho từng cán bộ tín dụng chưa được chuyên môn hoá, cán bộ tín dụng phải kiêm nhiệm quá nhiều việc. Mỗi cán bộ tín dụng sẽ được phân công quản lý một danh mục khách hàng. Đây là những khách hàng thuộc nhiều loại hình cũng như nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, mà không phải cán bộ tín dụng nào cũng am hiểu tất cả các loại hình cũng như các lĩnh vực. Việc phân chia như vậy ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định của cán bộ tín dụng. Nếu mỗi cán bộ tín dụng quản lý một lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp họ có thời gian tìm hiểu về lĩnh vực này cũng như có điều kiện thuận lợi để so sánh tình hình hoạt động của các khách hàng cùng nghành nghề sản xuất kinh doanh. Hoặc nếu phân công cán bộ tín dụng theo loại hình như: cán bộ chỉ chịu trách nhiệm đối với loại hình doanh nghiệp hoặc cán bộ chỉ chịu trách nhiệm đối với loại hình cá nhân sẽ giúp họ quản lý tập trung hơn là cùng lúc chịu trách nhiệm về cả 2 loại hình.

Hơn nữa công tác thẩm định hiện chưa được chuẩn hoá thành một quy trình cụ thể dẫn đến việc cán bộ tín dụng phải thực hiện theo kinh nghiệm và cảm quan của mình là chủ yếu. Điều này đôi khi dẫn đến nhiều bước trong quá trình thẩm định bị bỏ qua làm ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng.

Trong quá trình phân tích các thông tin tài chính, công tác thẩm định mới chỉ dừng lại đơn thuần ở việc đánh giá, so sánh các chỉ tiêu, hệ số kỳ này với kỳ trước. Chứ chưa có được hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, hay rất khó có được tình hình hoạt động của một đơn vị khác cùng loại hình để tiến hành so sánh.Nguyên của thực trạng này là chúng ta chưa có một cơ quan hay văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này. Trong nhiều trường hợp do hạn chế về thời gian nền nhiều chỉ tiêu cần thiết không được tính toán.

Trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng phải cáng đáng luôn cả việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp. Điều này sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp phát mại tài sản vì cán bộ tín dụng chưa có những hiểu biết chuyên môn để có thể đánh giá chính xác giá trị của tài sản dẫn đến ngân hàng có thể cho vay quá tỷ lệ an toàn. Việc đánh giá tài sản đảm bảo lại chủ yếu dựa trên nhu cầu vay của khách hàng để định giá nhằm đảm bảo tỷ lệ tài sản đảm bảo để khách hàng có thể vay. Trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, cán bộ tín dụng chỉ có thể tiến hành thẩm định trong một thời gian ngắn, từ 2 đến 3 ngày, quá ít ỏi và đòi hỏi một trình độ chuyên môn cao. Trong khi tờ trình của cán bộ thẩm định gần như quyết định việc khách hàng có được cho vay hay không. Vì vậy nếu nhân viên tín dụng cảm thấy khách hàng cho vay được có thể tin tưởng thì việc thẩm định trở nên qua loa và gần như không có. Giá trị tài sản thế chấp chỉ dựa vào giá cả thị trường và đánh giá chủ quan của nhân viên tín dụng. Đây là một hạn chế lớn của ngân hàng.

Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá của cán

bộ tín dụng, tạo nên gánh nặng trách nhiệm lớn cho cán bộ tín dụng. Thực tế hiện nay để một món vay được xét duyệt thì cán bộ tín dụng phải thực hiện tất cả các công đoạn từ A đến Z.

+ Cán bộ tín dụng tiếp nhận yêu cầu vay của khách hàng, tư vấn và hướng dẫn thủ tục vay cho khách hàng,

+ Tìm hiểu thông tin về khách hàng, phân tích đánh giá sơ bộ khách hàng + Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các tài liệu các tài liệu khách hàng cung cấp, + Thẩm định tư cách pháp lý, năng lực tài chính, nhu cầu vay vốn và nguồn trả nợ của khách hàng; đồng thời phải thẩm định tài sản đảm bảo, kiểm tra, phân tích về

biện pháp bảo đảm tiền vay,về tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý tài sản bảo đảm khi cần thiết.

+ Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề liên quan đến phương án dự án vay vốn, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay và là người chịu trách nhiệm về kết quả phân tích trong tờ trình, có ý kiến đề xuất về việc cho vay hay không, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ kèm theo tờ trình cho trưởng phòng xem xét, rồi trình giám đốc và giám đốc là người cuối cùng xét duyệt cho vay.

Trường hợp được vay, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng để soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, theo dõi phát tiền vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, xử lý nợ khi cần thiết. Với quy trình thẩm định như trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và họ sẽ không thực hiện cho vay mà không tránh được việc mắc sai lầm. Bởi vì một dự án, một hợp đồng vay vốn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực nên cán bộ tín dụng không phải lúc nào cũng am hiểu hết.

Việc xét duyệt cho vay khá dễ dàng trong khi công tác kiểm tra sử dụng vốn vay chưa sát sao, kịp thời

Sau khi cán bộ tín dụng lập tờ trình và chuyển hồ sơ lên cho giám đốc, giám đốc chi nhánh sẽ dựa vào tờ trình của nhân viên tín dụng để ra phán quyết có cho vay hay không. Hầu hết các khoản vay nếu được cán bộ tín dụng nhận xét tốt thì giám đốc sẽ ngay lập tức phê duyệt để giải ngân. Tuy nhiên, sau khi giải ngân cho khách hàng, quá trình kiểm tra việc sử dụng vốn vay lại bỏ ngỏ. Theo quy định cho vay của ngân hàng Vietcombank, việc kiểm tra sử dụng vốn vay phải đuợc thực hiện thường xuyên, bảo đảm ít nhất 3 tháng/lần đối với khoản vay ngắn hạn. Sau khi kiểm tra cán bộ tín dụng phải lập Báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay trình trưởng phòng có ý kiến. Tuy nhiên, thực tế lại không thể diễn ra như quy định. Việc kiểm tra các khoản vay được thực hiện hết sức hạn chế, nhiều khi chỉ mang tính hình thức nên không thể phát việc sử dụng vốn có được thực hiện có hiệu quả hay không hoặc có phát hiện nhưng lại không có biện pháp xử lý hữu hiệu. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do cán bộ tín dụng phải quản lý một danh mục nhiều khách hàng, các khách hàng lại ở những địa điểm cách xa nhau, công việc của

cán bộ tín dụng lại quá nặng nên thời gian dành cho công tác kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn hầu như không có.

Mất cân đối trong tài trợ xuất nhập khẩu:

Xuất thân là một ngân hàng đối ngoại duy nhất khu vực Nam Trang Bộ chuyên thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền, đổi tiền, chi trả ngoại hối, mở tài khoản quản lý ngoại tệ, cho vay ngoại tệ đối với các đơn vị xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế với các nước. VCB Nha Trang có tiềm lực ngoại tệ rất mạnh, vì vậy ngân hàng chuyên cung cấp các sản phẩm cho vay sử dụng ngoại tệ, và các doanh nghiệp nhập khẩu là đối tượng hướng đến của chi nhánh. Các doanh nghiệp xuất khẩu ít có nhu cầu vay ngoại tệ mà chủ yếu là vay VNĐ nên ít nhận được sự ưu ái của chi nhánh.

Sản phẩm tín dụng cá nhân chưa đa dạng, cho vay tiêu dùng còn hạn chế:

VCB Nha Trang xuất thân là ngân hàng bán buôn, chuyên cho vay đối với các khách hàng doanh nghiệp, vì vậy về mảng tín dụng bán lẻ ngân hàng triển khai hết sức hạn chế. Hơn nữa, để có thể mở rộng sang thị trường bán lẻ, ngân hàng cần tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng. Điều này sẽ gia tăng chi phí hoạt động cho ngân hàng, do đó ngân hàng còn khá dè dặt trong mảng cho vay đối với khách hàng cá nhân mặc dù đây là thị trường rất tiềm năng và có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai.

b.Hạn chế từ phía khách hàng

Do khách hàng kinh doanh thua lỗ:

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng. Đối với những khoản vay phục vụ mục đích kinh doanh thì nguồn vốn vay được sử dụng có hiệu quả không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn là tiền đề cho sự hoàn trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi. Ngược lại, nếu khách hàng thua lỗ trong sản xuất kinh doanh, khoản nợ ngân hàng sẽ là gánh nặng tài chính của khách hàng. Lúc này sự chậm trễ do chưa tìm được nguồn trả nợ sẽ đẩy các khoản vay khách hàng vào tình trạng quá hạn. Đặc biệt trong năm 2008, 2009 là 2 năm rất khó khăn đối với nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải thu hẹp sản xuất vì không có đầu ra, đầu vào giá hàng hoá quá cao, chi phí hoạt động lớn làm cho khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút nghiêm trọng.

Năng lực tài chính của các doanh nghiệp không lành mạnh, sử dụng vốn sai mục đích.

Nhiều doanh nghiệp dùng vốn vay ngân hàng không đúng phương án, mục đích xin vay vốn. Các nguồn thu của doanh nghiệp rất hạn chế nhưng khối lượng các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp quá lớn (như các khoản nợ công nhân viên chức, nợ người bán hàng, nợ ngân hàng, nợ các đối tượng khác…). Cơ cấu về vốn đầu tư của doanh nghiệp không hợp lý, dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn dẫn đến không trả được nợ đúng hạn.

Tất cả những nguyên nhân trên gây nên khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn của khách hàng đối với ngân hàng, tạo ra các khoản nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng.

Tư cách đạo đức kém, khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng

c . Các nhân tố khách quan khác.

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng:

Trên địa bàn thành phố Nha Trang hiện nay có đến 30 ngân hàng cùng hoạt động và cạnh tranh gay gắt với nhau trong lĩnh vực cho vay. Đặc biệt có các ngân hàng lớn với tiềm lực tài chính mạnh và số lượng sản phẩm tín dụng phong phú, trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với VCB Nha Trang.

Mặc dù hoạt động tín dụng ngắn hạn VCB Nha Trang có lợi thế lâu đời và khối lượng khách hàng truyền thống lớn nhưng không vì thế mà ngân hàng lơ là trong hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt hiện nay các NHTMCP được sự giúp đỡ của các đối tác chiến lược nước ngoài như: ANZ (Sacombank), Standard Chartered (ACB), HSBC (Techcombank), SMBC (Eximbank)…có ưu thế lớn hơn hẳn ngân hàng trong nước ở trình độ quản lý cũng như sức mạnh cạnh tranh rất cao, những điều này làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của ngân hàng.

Môi trường pháp lý

Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật ở nước ta tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thực đầy đủ, thiếu đồng bộ.

Ngoài ra sự thay đổi nhanh chóng của chính sách về tiền tệ, đặc biệt là trong chính sách lãi suất và áp đặt tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối đa khiến các ngân hàng khó khăn trong việc điều chỉnh hoạt động của mình để theo kịp những thay đổi.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI VIETCOMBANK NHA TRANG



Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vietcombank nha trang (Trang 89 - 94)