KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vietcombank nha trang (Trang 34 - 120)

2.1.1. Quá trình hình thành

Tên gọi: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Nha Trang

Tên viết tắt: VCB Nha Trang

Trụ sở chính: 17 Quang Trung – Nha Trang – Khánh Hoà

Logo:

Website: www.vietcombank.com.vn

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nha Trang (VCB Nha Trang) có trụ sở chính đặt tại 17 Quang Trung – Nha Trang là một trong những Ngân hàng đầu tiên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, được thành lập theo quết định số 175/NH-QĐ ngày 19/12/1984 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. VCB Nha Trang chính thức đi vào hoạt động từ năm 1985.

Kể từ đó chi nhánh đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, hoạt động kinh doanh rất có hiệu quả. Ngân hàng đã cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ uy tín như: huy động vốn, cho vay, thanh toán thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ… Việc đa dạng các loại hình nghiệp vụ của chi nhánh phù hợp với chủ trương của Trung ương, tình hình hộ nhập quốc tế và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt tại địa phương.

Với phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”, lãnh đạo Vietcombank Nha Trang còn đưa ra chính sách thăm hỏi, quan tâm đến từng doanh nghiệp; chủ động tiếp cận, lắng nghe ý kiến khách hàng để cùng chia sẻ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng các sản phẩm dịch vụ hiện đại trên nền tảng công nghệ mới như: hệ thống giao dịch trực tuyến VCB -

Online, IBT Online, hệ thống giao dịch tự động Connect 24, hệ thống HomeBanking, E-Banking, chương trình tài trợ thương mại điện tử… các dịch vụ này đã góp phần tiết kiệm thời gian giao dịch của khách hàng, góp phần mở rộng và phát triển phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, thu hút thêm nguồn vốn từ các tài khoản thanh toán.

Hiện tại, chi nhánh có 6 phòng giao dịch trực thuộc của chi nhánh bao gồm 4 phòng giao dịch đặt trên địa bàn thành phố Nha Trang, 1 phòng giao dịch đặt tại Ninh Hòa và 1 phòng giao dịch đặt tại Tuy Hòa (nay không còn thuộc chi nhánh Nha Trang mà đã phát triển thành chi nhánh Tuy Hòa) .

Vị trí của VCB Nha Trang

Vietcombank Nha Trang được xem là một trong những chi nhánh lớn hoạt động lâu năm trên địa bàn thành phố Nha Trang với chức năng là một Ngân hàng thương mại chuyên ngành, phạm vi kinh doanh chủ yếu là thực hiện tín dụng xuất nhập khẩu, tổ chức thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối khác.

Trước sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trên địa bàn, đặc biệt là các Ngân hàng khác xem Vietcombank là Ngân hàng đối trọng, song với sự quan tâm cổ vũ của NHNN Việt Nam, đặc biệt là sự lãnh đạo có hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên của toàn chi nhánh. Vietcombank Nha Trang không chỉ từng bước khắc phục được những khó khăn trong những ngày đầu thành lập mà còn không ngừng đổi mới và phát triển nâng cao uy tín, xứng đáng với sự tin cậy của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân vươn lên trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực Ngân hàng trên địa bàn thành phố Nha Trang.

Vietcombank đóng vai trò đầu tàu trong ngành Ngân hàng với: - Vị trí thứ nhất trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ

- Vị trí thứ hai tính theo vốn chủ sở hữu.

- Vị trí thứ ba về tổng tài sản và thị phần lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh.

Huy động vốn là một thế mạnh truyền thống của Vietcombank với số dư tài khoản vãng lai lớn của nhiều tổ chức.

2.1.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi

nhánh Nha Trang.

Sơ đồ chi nhánh:

Thành phần ban giám đốc:

 Giám đốc chi nhánh: phụ trách phòng quan hệ khách hàng, chịu trách nhiệm phê duyệt tín dụng đối với các hồ sơ cho vay khách hàng Doanh Nghiệp (công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà Nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).  Phó giám đốc thứ nhất: phụ trách phòng kinh doanh dịch vụ, mảng tài trợ

thương mại, thanh toán quốc tế và kinh doanh thẻ, quản trị hành chính.

PGD SỐ 1 PGD SỐ 2 PGD SỐ 3 PGD SỐ 4 PGD NINH HÒA PGD TUY HOÀ PHÒNG VI TÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG THANH TOÁN QUỐC PHÒNG KHÁCH HÀNG PHÒNG QUẢN LÝ NỢ PHÒNG THANH TOÁN THẺ

 Phó giám đốc thứ hai: phụ trách phòng quản lý nợ, chịu trách nhiệm phê duyệt tín dụng đối với các hồ sơ cho vay khách hàng cá nhân (cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân) và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Phòng Khách hàng: Là một trong những phong ban giữ vị trí quan trọng trong hoạt động của chi nhánh, thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như: quy trình thẩm định dự án, ký kết hợp đồng, đôn đốc và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thu nợ. Ngoài ra, phòng khách hàng còn thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế như: cho vay ký quỹ mở L/C, theo dõi nợ của đơn vị nhập khẩu.

Phòng Quản lý Nợ:

 Mở tài khoản vay, kiểm tra điều kiện rút vốn.  Theo dõi và thu hồi các khoản nợ đến hạn.  Lưu trữ toàn bộ hồ sơ tín dụng.

 Báo cáo thống kê.

Phòng Quản lý nội bộ:

 Kiểm tra, giám sát hoạt động các phòng ban trong việc thực hiện các quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

 Đôn đốc nhắc nhở cán bộ, nhân viên làm đúng nguyên tắc.

 Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Trung Ương hoặc các đoàn thanh tra cùng cấp để kiểm tra chéo khi Ngân hàng bạn có yêu cầu.

Phòng Tổng hợp:

 Theo dõi, thường xuyên giám sát tình hình nguốn vốn và sử dụng vốn hằng ngày của toàn chi nhánh.

 Kết hợp với phòng kế toán, phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng và các chi nhánh cấp II để thực hiện điều chuyển vốn, lập điện điều chuyển.

 Gửi hoặc trả nợ một cách kịp thời đảm bảo khả năng thanh toán cũng như tăng nhanh vòng quay vốn.

 Thực hiện chương trình lãi suất bình quân dể biết chênh lệch giá vốn đầu ra và đầu vào.

 Tham mưu cho ban lãnh đạo về lãi suất cho vay.

 Thực hiện một số chức năng khác như: kinh doanh vốn, kinh doanh tiền tệ.  Phòng Kinh doanh dịch vụ:

 Mua bán ngoại tệ mặt, thu đổi sec du lịch.  Chi trả kiều hối.

 Chuyển tiền nhanh Money gram.

 Phát hành và thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế và thanh toán nội địa.  Là đại lý nhận lệnh mua bán chứng khoán.

Phòng Thanh toán thẻ: phát hành thẻ, nạp tiền, chuyển tiền và thanh toán cho khách hàng.

Phòng Kế toán:

 Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.

 Kế toán các khoản thu, chi trong ngày.  Mở tài khoản cho khách hàng.

 Thực hiện các bút toán chuyển khoản giữa Ngân hàng với khách hàng, giữa Ngân hàng với các Ngân hàng khách và NHNN.

Phòng Hành chính – Nhân sự:

 Tổ chức sắp xếp bố trí nhân sự giữa các phòng ban.

 Cố vấn cho giám đốc trong công tác tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng cán bộ, giải quyết các chế độ chính sách có liên quan đến cán bộ công nhân viên.

 Tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí.  Phòng vi tính:

 Thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của Ngân hàng đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng thực hiện một cách thông suốt qua hệ thống máy tính.

Phòng thanh toán quốc tế:

 Thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến quá trình thanh toán xuất, nhập khẩu với các đơn vị nước ngoài bằng các phương thức thanh toán: tín dụng, chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền… với các công việc chủ yếu:  Phát hành và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thư tín dụng.

 Thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, mở L/C, bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng, nhanh chóng, bảo mật và tiết kiệm phần lớn các chi phí, thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài.

Thực hiện phương thức nhờ thu, ủy nhiệm chi.  Các phòng giao dịch:

 Tạo điều kiện cho khách hàng trên địa bàn xã, phường,thị trấn… đặc biệt là các hộ tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi cho việc vay vốn, tiếp cận với các sản phẩm hiện đại và các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng.

2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Nha Trang trong những năm qua.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.

Trong 3 năm gần đây, lãi suất huy động trên thị trường vốn Việt Nam diễn biến rất phức tạp: có lúc lên rất cao (tháng 3/2008, lãi suất lên đến trên 18%/năm), có lúc lại hạ xuống rất thấp (tháng 1/2009, lãi suất xoay quanh mức 8,5 – 9%/năm). Sự diễn biến phức tạp của lãi suất ngoài những nguyên nhân khách quan là do sự điều hành chính sách tiền tệ của Nhà Nước, còn bị chi phối lớn bởi lãi suất trên thị trường quốc tế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong công tác huy động dưới nhiều hình thức khác nhau. Mặc dù lãi suất huy động vốn không cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, nhưng thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ kết hợp tốt chính sách khách hàng nên nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều, đảm bảo được cân đối vốn cung cầu và tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB Nha Trang

Đvt: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1. Tiền gửi của

các TCKT 35.529 3,20% 18.362 1,53% 18.374 1,13% 2. Tiền gửi dân cư 1.076.209 96,80% 1.182.078 98,47% 1.613.075 98,87% 3.Theo nội và

ngoại tệ:

* Tiền gửi VNĐ 1.111.721 100% 1.200.423 100% 1.631.427 100% * Tiền gửi ngoại

tệ (quy đổi VNĐ) 17,492 0% 17,051 0% 22,498 0%

Tổng cộng 1.111.738 1.200.440 1.631.449

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Nha Trang trong 3 năm 2007,2008,2009)

Hiện nay, để bắt kịp với xu hướng đa dạng của thị trường, chi nhánh đã tăng cường các sản phẩm huy động đồng Việt Nam và ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, lãi suất linh hoạt. Nhờ vậy mà ngân hàng đã khơi tăng nguồn vốn huy động. Năm 2008, ngân hàng huy động được 1.200.440 triệu đồng, tăng 7,89% so với năm 2007. Đến năm 2009, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng, đặc biệt tăng mạnh 431.009 triệu đồng, tương đương tăng 35,9% so với năm 2008.

Đối với tiền gửi của dân cư:

Đồ thị 2.1: Cơ cấu huy động theo thành phần kinh tế của VCB Nha Trang

Nhìn vào bảng 2.1 và đồ thị 2.1 ta có thể thấy, tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn (>95% tổng nguồn vốn huy động) và giữ tốc độ tăng trưởng nhanh. Nếu năm 2008 tiền gửi của dân cư đạt 1.182.078 triệu đồng, tăng 9,84% so với năm 2007 thì đến năm 2009, tiền gửi dân cư đã đạt 1.613.075 triệu đồng, tăng 36,5% so với 2008. Chi nhánh xác định tiền gửi của dân cư là 1 nguồn vốn vô cùng quan trọng, vì vậy hết sức chú ý đến sự tăng trưởng của nguồn vốn này. Năm 2008, do lạm phát lên cao cộng thêm chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN, các ngân hàng thiếu thanh khoản phải đua nhau tăng lãi suất huy động, chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Nha Trang chịu tác động lớn từ cuộc đua này. Một số lượng lớn tiền gửi của ngân hàng bị hút vì hướng các NHTMCP. Để giữ chân khách hàng, ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp như: tăng lãi suất lên mức cao 17,5%/năm , thay đổi thái độ tác phong phục vụ tại quầy: chăm sóc khách hàng tận tình và chu đáo, động viên khách hàng tiếp tục gửi tiền tại ngân hàng, tăng cường các chính sách quà tặng để thu hút khách hàng mới, tăng cuờng pano tờ rơi để quảng bá. Với những nỗ lực trên, ngân hàng không chỉ giữ chân được lượng khách hàng hiện tại mà còn thu hút thêm được 1 lượng khách hàng mới. Năm 2009, khi mặt bằng lãi suất đã hạ, Vietcombank Nha Trang vẫn tiếp tục duy trì chính sách phục vụ tận tâm, ngoài ra

ngân hàng còn chủ động đưa lãi suất lên mức khá cao để thu hút thêm tiền gửi. Trong năm, ngân hàng còn đẩy mạnh hệ thống công nghệ, trang thiết bị, mở thêm các phòng giao dịch để tạo ra sự thuận tiện và thoải mái cho khách hàng. Chi nhánh cũng nhận thấy tiềm năng từ thẻ Atm nên đã tăng cường đầu tư xây dựng các cây Atm và đa dạng hóa các loại thẻ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Đối với nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế

Trái với diễn biến của nguồn tiền gửi từ dân cư, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế có sự sụt giảm mạnh qua 3 năm. Nếu năm 2007, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tại ngân hàng đạt 35.529 triệu đồng thì sang năm 2008, lựong tiền này đã giảm xuống một nửa, chỉ còn 18.362 triệu đồng. Đến năm 2008, diễn biến huy động từ các tổ chức kinh tế vẫn khá ảm đạm, giậm chân tại con số 18.374 triệu đồng. So với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Vietcombank Nha Trang là ngân hàng ra đời sớm nhất và có quan hệ lâu năm với nhiều doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, ngân hàng đã đánh mất một lượng lớn các khoản tiền gửi của doanh nghiệp là do: ngân hàng chỉ mới quan tâm đến nhu cầu vay của doanh nghiệp mà chưa quan tâm đến các nhu cầu khác như: thanh toán, chuyển khoản nên đã chưa tiếp thị kịp thời các sản phẩm cho doanh nghiệp. Trong khi các NHTMCP mới ra đời lại rất quan tâm đến mảng này và phục vụ nhanh chóng các doanh nghiệp. Ngoài ra, do năm 2008 và năm 2009 là 2 năm khá khó khăn cho các doanh nghiệp vì phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nên các doanh nghiệp hạn chế để tiền trong tài khoản thanh toán mà chủ động quay vòng đồng vốn để đáp ứng nhu cầu sản suất.

Có thể thấy mảng tiền gửi các tổ chức kinh tế là mảng đang bị ngó lơ trong hoạt động huy động của Vietcombank Nha Trang. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng vốn đã thấp cộng thêm sự lơ là ít quan tâm khiến cho khoản mục này giảm sút thê thảm. Tuy nhiên, do chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động nên khoản mục này không ảnh hưởng nhiều đến tình hình huy động tạm thời của ngân hàng. Tuy nhiên trong tương lai, nếu ngân hàng không chú ý đến khoản mục này thì ngân hàng sẽ mất đi một khoản tiền gửi lớn vào tay các NHTM khác cũng như mất đi nguồn lợi nhuận từ các hoạt động giao dịch hàng ngày của doanh nghiệp.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay.

Bảng 2.2: Cơ cấu cho vay của VCB Nha Trang

Đvt: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1. Phân theo kỳ hạn cho vay

Ngắn hạn 1.013.225 62,77% 737.376 67,14% 1.008.531 64,09%

Trung hạn 382.649 23,71% 220.636 20,09% 297.053 18,88%

Dài Hạn 218.299 13,52% 140.210 12,77% 268.012 17,03%

2. Theo loại tiền

VNĐ 1.613.981 100% 901.232 82,06% 1.207.125 76,71% Ngoại

tệ(quy đổi) 191,527 0,01% 196.990 17,94% 366.471 23,29%

3. Theo đối tượng khách hàng Doanh

nghiệp 1.487.755 92,17% 992.554 90,38% 1.413.844 89,85%

Cá nhân 126.418 7,83% 105.668 9,62% 159.752 10,15%

Tổng Cộng 1.614.173 1.098.222 1.573.596

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Nha Trang trong 3 năm 2007,2008,2009)

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân nào. Nhờ cho vay mà ngân hàng tạo ra nguồn thu nhập bù đắp các khoản chi phí và thu về lợi nhuận. Hiểu được điều này, ban lãnh đạo VCB Nha Trang rất chú

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vietcombank nha trang (Trang 34 - 120)