Thực trạng cho vay ngắn hạn tại Vietcombank chi nhánh Nha Trang

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vietcombank nha trang (Trang 65 - 71)

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian của VCB Nha Trang

Đvt: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 1.013.225 62,77% 737.376 67,14% 1.008.531 64,09% Trung và Dài hạn 600.948 37,23% 360.846 32,86% 565.065 35,91% Tổng Dư Nợ 1.614.173 1.098.222 1.573.596

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB Nha Trang trong 3 năm 2007,2008,2009)

Qua bảng trên ta thấy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (luôn chiếm > 60%). Mặc dù trong năm 2008, dư nợ ngắn hạn của VCB giảm

mạnh từ 1.013.225 triệu đồng xuống chỉ còn 737.376 triệu đồng (do điều chỉnh chính sách theo hướng kiểm soát chặt tín dụng theo chỉ thị của chính phủ) nhưng xét về tỷ trọng thì dư nợ ngắn hạn đã tăng từ 62,77% lên 67,14%. Như vậy xét về tỷ trọng thì rõ ràng chi nhánh đã ưu tiên cho vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay ngắn hạn của Vietcombank còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng bạn. Năm 2009 là năm nền kinh tế phục hồi, Nhà Nước có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình vay để bổ sung vốn lưu động (Quyết Định 131/QĐ – Ttg, Quyết Định 333/ QĐ - Ttg của Thủ Tướng Chính Phủ, thông tư 02/2009/ TT – NHNN, thông tư 04/2009/ TT – BNN), tuy nhiên dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh tăng trưởng không đáng kể, chỉ tăng 271.155 triệu đồng, tức 36,77%, trong khi tỷ trọng cho vay ngắn hạn lại giảm từ 67,14% xuống chỉ còn 64,09%.

Bảng 2.9: Tỷ lệ cho vay trên huy động của VCB Nha Trang

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng huy động 1.111.738 1.200.440 1.631.449

Tổng dư nợ 1.614.173 1.098.222 1.573.596

Dư Nợ ngắn han 1.013.225 737.376 1.008.531

Tổng dư Nợ/ Tổng huy động 145,19% 91,48% 96,45%

Dư Nợ ngắn han/ Tổng huy động 91,14% 61,43% 61,82%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB Nha Trang trong 3 năm 2007,2008,2009)

Nhìn vào bảng 2.9 ta có thể thấy trong năm 2009, mặc dù chi nhánh đã bắt đầu đẩy mạnh cho vay lại (sử dụng 96,45% vốn huy động để cho vay) nhưng cho vay ngắn hạn vẫn chỉ dừng lại quanh mức 61 – 62%. Điều này có nghĩa cứ 100 đồng vốn huy động được, chi nhánh chỉ sử dụng 62 đồng để cho vay ngắn hạn, còn lại 35 đồng để cho vay dài hạn. Trong khi các khoản huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống) và tiền gửi thanh toán, khi lãi suất biến động khả năng bị rút vốn trước hạn cao, ngân hàng lại phải trả lãi cho các khoản huy động và chi phí giao dịch, vì vậy việc nên nâng

cao tỷ trọng vào các khoản cho vay ngắn hạn là cần thiết. Nó vừa giúp chi nhánh hạn chế rủi ro thanh toán và hạn chế rủi ro tín dụng.

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn của VCB Nha Trang trong 3 năm 2007 - 2009 Đvt: triệu đồng

Đối tượng khách hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

DNNN 483.362 156.177 182.575

Công ty TNHH 147.719 146.566 214.581

CTCP 39.176 38.587 133.817

DNTN 55.821 51.213 72.353

Liên doanh nước ngoài 11.500 15.258 19.766

Hợp tác xã 14.233 10.870 540

Cá thể 261.414 318.705 384.899

Tổng 1.013.225 737.376 1.008.531

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB Nha Trang trong 3 năm 2007,2008,2009)

Đối tượng vay là tổ chức

Nếu năm 2007, đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là DNNN (DNNN đạt 483.362 triệu đồng, chiếm 48% dư nợ ngắn hạn) thì đến năm 2008, dư nợ ngắn hạn đối với DNNN chỉ còn 156.177 triệu đồng, tức 21%. Năm 2009, dư nợ ngắn hạn của DNNN sụt giảm mạnh, chỉ còn chiếm 18% tổng dư nợ ngắn hạn (đồ thị 2.6&2.7).

Đồ thị 2.6: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn của VCB Nha Trang trong 3 năm 2007 - 2009

Trong khi đó, dư nợ đối với CTTNHH, CTCP, DNTN đều tăng mạnh. Năm Năm 2008, dư nợ ngắn hạn của CTTNHH 146.566 triệu đồng, chiếm 20% tổng dư nợ thì đến năm 2009, cho vay ngắn hạn đối với CTTNHH đã tăng lên 214.581 triệu đồng, tức chiếm 22%. Đặc biệt mức tăng trưởng dư nợ ngắn hạn đối với CTCP là ngoạn mục nhất, từ 38.587 triệu đồng, chiếm 5% tổng dư nợ ngắn hạn năm 2008, đã tăng hơn 247%, đạt 133.817 triệu đồng, chiếm 13% tổng dư nợ ngắn hạn.

Ta có thể giải thích vì sao chi nhánh chuyển dịch dần từ tập trung cho vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế nhà nước (DNNN) sang khu vực kinh tế tư nhân (CTCP, CTTNHH, DNTN)

- Xu hướng chuyển đổi từ DNNN sang CTCP: Theo Nghị quyết số 109/2007/NĐ -CP của chính phủ ban hành ngày 26/06/2007 về việc chuyển DN 100% vốn nhà nước sang thành CTCP, hàng loạt các DNNN vốn là khách hàng truyền thống của VCB Nha Trang được cổ phần hoá, như: Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco), Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Nha Trang Vinashin, Công ty cổ phần May Khánh Hoà, Công ty cổ phần đầu tư & phát triển Điện Miền Trung…Các DNNN sau khi cổ phần hoá hoạt động có hiệu quả, việc thu nợ của chi nhánh gặp nhiều thuận tiện, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, lợi nhuận tăng đều các năm, đây lại là các khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm với chi nhánh nên được chi nhánh đặc biệt quan tâm và dành nhiều ưu tiên trong việc cấp tín dụng ngắn hạn.

- Đa dạng hoá đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh: Nếu như 5 năm trước thì đối tượng khách hàng mà chi nhánh nhắm đến là các DNNN vì các DNNN mang tính ổn định cao, trường hợp làm ăn thua lỗ thì vẫn được nhà nước bù vào. Nhưng hiện nay, đối tượng này lại trở nên kém hấp dẫn vì hiệu quả hoạt động chưa cao, sự thích nghi với cơ chế thị trường thấp, tư tưởng ì ạch, chậm đổi mới. Còn đối với các loại hình kinh tế như CTCP, CTTNHH, DNTN do phải chịu trách nhiệm trực tiếp về đồng vốn bỏ ra nên rất năng động trong hoạt động kinh doanh, nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu thế của thị trường, hiệu quả kinh doanh khá tốt. Đây là lượng khách hàng tiềm năng lớn đối với chi nhánh, chính vì vậy chi nhánh đã định hướng mở rộng thị phần của nhóm khách hàng này. Việc mở rộng đối tượng khách hàng giúp chi nhánh tận dụng hết thế mạnh của mọi thành phần kinh tế, giảm thiểu đáng kể rủi ro .

Đối tượng vay ngắn hạn là dân cư, hộ gia đình, cá thể:

Mặc dù không định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ nhưng thị trường tiềm năng của khách hàng cá nhân đã làm cho chi nhánh không thể không chú ý đến.

Bảng 2.11: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn của khách hàng cá nhân Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng trưởngdư nợ 2008/2007 Tốc độ tăng trưởng dư nợ 2009/2008 Cá thể 261.414 318.705 384.899 21,92% 20,77% Tổng 1.013.225 737.376 1.008.531 -27,22% 36,77%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Nha Trang trong 3 năm 2007,2008,2009)

Nhìn vào bảng 2.11 ta có thể thấy dư nợ ngắn hạn của khách hàng cá nhân tăng cả về tương đối lẫn tuyệt đối. Mặc dù trong năm 2008, tăng trưởng dư nợ của chi nhánh giảm - 27,22% (do chính sách hạn chế cho vay của chi nhánh), nhưng cho vay ngắn hạn cá nhân vẫn tăng trưởng đến 21,92%. Trong 3 năm 2007 – 2009, tăng trưởng dư nợ ngắn hạn cá nhân luôn đạt trên 20%. Tỷ trọng cho vay cá nhân cũng tăng từ 26% năm 2007 lên 38% năm 2009. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang đẩy mạnh cho vay đối với khách hàng cá nhân vì nhận thấy đây là một mảnh đất đầy tiềm năng.

Tuy nhiên do đặc điểm là một ngân hàng bán buôn, nên các sản phẩm cho vay phục vụ cá nhân của VCB chưa phong phú bằng các ngân hàng bạn, hạn mức cho vay còn khiêm tốn, và VCB chủ yếu tập trung cho vay cá nhân để sản xuất kinh doanh hơn là tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vietcombank nha trang (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)