Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn của VCB Nha Trang

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vietcombank nha trang (Trang 77 - 87)

Bảng 2.16: Cơ cấu Nợ Quá Hạn của VCB Nha Trang trong 3 năm

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn 18.675 70.511 87.190

Tổng dư nợ quá hạn trung và dài hạn 28.323 31.897 42.408

Tổng dư nợ quá hạn 46.998 102.408 129.598

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Nha Trang trong 3 năm 2007,2008,2009)

Qua 3 năm 2007 – 2009, ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh . Năm 2007, nợ quá hạn ngắn hạn chỉ chiếm 39,74% tổng nợ quá hạn, tương đuơng 18.675 triệu đồng. Nhưng đến năm 2008, nợ quá hạn ngắn hạn tăng gấp 4 lần, đạt 70.511 triệu đồng, chiếm đến 68,85% tổng dư nợ quá hạn. Năm 2009, nợ quá hạn ngắn hạn lại tiếp tục tăng lên mức 87.190 triệu đồng, chiếm 67,28% tổng dư nợ quá hạn. Như vậy, trong 2 năm gần đây, nợ quá hạn ngắn hạn chi phối chủ yếu mức gia tăng của nợ quá hạn.

Mặc dù cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng và có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng nợ quá hạn cao luôn là nguy cơ đối với ngân hàng, bởi các khoản nợ quá hạn sẽ làm gia tăng gánh nặng chi phí cho ngân hàng trong khi nguồn thu không đủ bù đắp, từ đó dẫn đến chỗ ngân hàng thua lỗ và có thể dẫn đến phá sản .

Để có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn, ta cần xem xét những nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại VCB Nha Trang những năm vừa qua:

Theo phân loại nợ:

Bảng 2.17: Nguyên nhân phát sinh Nợ Quá Hạn ngắn hạn theo phân loại nợ Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dư nợ quá hạn ngắn hạn 18.675 70.511 87.190 +Nợ cần chú ý (< 90 ngày) 770 51.733 69.834

+Nợ dưới tiêu chuẩn (90 - 180 ngày) 1.109 6.699 3.643

+Nợ nghi ngờ (181 - 360 ngày) 5.321 240

+Nợ có khả năng mất vốn (>360 ngày) 16.796 6.758 13.473

Dư nợ cho vay ngắn hạn 1.013.225 737.376 1.008.531

Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn 1,84% 9,56% 8,65%

NPL ngắn hạn (Nợ xấu ngắn hạn/ Dư nợ cho

vay ngắn hạn) 1,77% 2,55% 1,72%

Như vậy, sự gia tăng đột biến của các khoản nợ quá hạn ngắn hạn chủ yếu là do sự trăng trưởng mạnh của các khoản nợ nhóm 2 (nợ <90 ngày). Các khoản nợ cần chú ý này tăng từ 770 triệu năm 2007 lên 51.733 triệu năm 2008 (tăng hơn 60 lần), và tiếp tục tăng lên 69.834 triệu (tăng 1.4 lần) trong năm 2009. Trong khi đó các khoản nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) có xu hướng giảm đáng kể, NPL ngắn hạn từ 2,55% năm 2008 đã giảm xuống chỉ còn 1,72% năm 2009. Nói như thế không có nghĩa là nợ nhóm 2 là tốt, đối với khoản nợ này, chi nhánh phải trích lập dự phòng theo quy định là 2% tổng nợ nhóm 2.Điều này làm gia tăng đáng kể chi phí cho chi nhánh, làm giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn.

Một điều đáng lưu ý là: trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn vẫn còn xuất hiện nợ có khả năng mất vốn (nợ > 360 ngày) lần lượt là 16.796 triệu đồng năm 2007, 6.758 triệu đồng năm 2008 và 13.473 triệu đồng năm 2009 – những con số không nhỏ. Nợ có khả năng mất vốn, đúng theo tên gọi của nó, là những khoản nợ được chi nhánh đánh giá là không còn khả năng thu hồi, có thể mất vốn. Khoản nợ này bắt buộc chi nhánh phải trích lập dự phòng 100%, làm gia tăng gánh nặng chi phí và giảm thu nhập của ngân hàng. Sự tồn đọng và gia tăng của khoản mục này trong năm 2009 chứng tỏ chi nhánh khá lơ là trong khâu kiểm tra sử dụng vốn vay cũng như chưa nỗ lực thu hồi và xử lý nợ xấu. Đây là một nhược điểm lớn chi nhánh cần khắc phục ngay để sớm thu hẹp các khoản tín dụng không có khả năng thu hồi này.

Bảng 2.18: Nguyên nhân phát sinh Nợ Quá Hạn Ngắn Hạn theo khách hàng

Đvt: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Loại hình

Doanh nghiệp Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DNNN 11.131 59,61% 48.583 68,90% 53.276 61,10% Công ty TNHH 2.849 15,26% 7.066 10,02% 9.222 10,58%

CTCP 960 5,14% 4.053 5,75% 10.207 11,71%

DNTN 951 5,09% 4.033 5,72% 5.383 6,17%

Liên doanh nước ngoài 0 0% 0 0% 0 0%

Hợp tác xã 569 3,04% 1.896 2,69% 1.993 2,29%

Cá thể 2.215 11,86% 4.880 6,92% 7.110 8,15%

Tổng 18.675 100% 70.511 100% 87.190 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Nha Trang trong 3 năm 2007,2008,2009)

+ DNNN: vẫn luôn là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng nợ quá hạn lớn nhất trong 3 năm. Năm 2008 các DNNN nợ 48.583 triệu đồng, tăng 336,45% so với năm 2007, chiếm 68,9% tổng dư nợ quá hạn. Đến năm 2009, mặc dù con số tuyệt đối có tăng lên 53.276 triệu đồng nhưng tỷ trọng đã giảm xuống 61,1%.Đối với các DNNN việc giải quyết các khoản nợ quá hạn gặp nhiều khó khăn: do khi thua lỗ các doanh nghiệp này phải chờ nguồn bù đắp của Nhà Nước mới có khả năng trả nợ ngân hàng, không thể phát mãi tài sản của DNNN vì tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước, muốn phát mãi phải thông qua ý kiến chỉ đạo của Nhà Nước. Việc giãn nợ hay khoanh nợ đối tượng này chi nhánh không được phép quyết định mà phải đợi chỉ thị của cấp trên. Do đó, tỷ lệ nợ đọng của các DNNN là rất lớn. Chi nhánh chỉ có thể giảm nợ khó đòi của loại hình doanh nghiệp này bằng cách duy trì tỷ lệ cho vay ở mức càng thấp càng tốt.

+Công ty TNHH: Công ty TNHH là nạn nhân trực tiếp và bị ảnh hưởng nhiều nhất từ cơn bão khủng hoảng kinh tế. Đầu vào hàng hoá chi phí cao, đầu ra khó khăn do cầu tiêu thụ giảm mạnh, họat động sản xuất bị thu hẹp, với nguồn vốn tự có nhỏ, khả năng thua lỗ cao. Chính những điều này đã làm nợ quá hạn của loại hình này tăng lên 7.066 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2007. Tuy nhiên, mức tăng này đã chậm lại khi nền kinh tế dần phục hồi trong năm 2009 (năm 2009, nợ quá hạn ngắn hạn công ty TNHH đạt 9.222 triệu đồng, tăng 30,5% so với năm 2008). Nhìn chung, nợ quá hạn của loại hình này vẫn ở mức khá cao; nhưng với chiến lược tăng cường tài trợ cho các SME để kích thích sự phục hồi của nền kinh tế, nên chi nhánh vẫn quan tâm đẩy mạnh cho vay đồng thời giãn thời gian thu nợ để các công ty có thời gian thu hồi vốn.

+CTCP: trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, CTCP có mức tăng dư nợ quá hạn nhanh nhất, về cả số tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2007, dư nợ quá hạn đối với CTCP chỉ là 960 triệu đồng thì qua năm 2008 nó đã tăng lên 4.053 triệu đồng, tăng gấp 4 lần. Đến năm 2009, nợ quá hạn của CTCP đạt mức 10.207 triệu đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2008. Dư nợ quá hạn của CTCP tăng nhanh như vậy là do một số lượng lớn các DNNN đã cổ phần hoá, chuyển sang hình thức CTCP nên mang theo cả nợ ngắn hạn sang loại hình mới. Ngoài ra chi nhánh cũng khá mạnh tay trong việc cho các CTCP vay bởi đó thường là các khách hàng truyền thống. Tuy nhiên,

việc để dư nợ quá hạn tăng trưởng mạnh hàng năm như vậy là điều không nên và chi nhánh cần có những biện pháp xử lý để giảm bớt tỷ lệ nợ quá hạn ở loại hình doanh nghiệp này.

+ Cá thể: kinh doanh cá thể cũng tương tự như loại hình công ty TNHH, rất nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế. Trong 2 năm 2008 – 2009,do tác động của khủng hoảng kinh tế nên dư nợ quá hạn của hộ kinh doanh cá thể, cá nhân tăng liên tục từ 4.880 triệu đồng lên 7.110 triệu đồng, tăng 45,7%. Tuy nhiên các khoản nợ chủ yếu thuộc nhóm 2 và do áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất cho người dân, VCB Nha Trang chưa đẩy mạnh công tác thu nợ.

Như vậy, nếu phân loại nguyên nhân gây ra nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng thì nhóm khách hàng cần chú ý nhất và đặc biệt quan tâm thu hồi vốn là DNNN, Công ty TNHH, và cá thể tự doanh.

Theo ngành kinh tế:

Bảng 2.19: Nguyên nhân phát sinh Nợ Quá Hạn Ngắn Hạn theo ngành kinh tế

Đvt: Triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp và Lâm nghiệp 15 0,08% 253 0,36% - 0,00%

Thuỷ Sản 7.361 40,59% 13.229 18,86% 15.113 17,40%

Công nghiệp chế biến 509 2,81% 601 0,86% 408 0,47% Xây dựng 875 4,82% 6.279 8,95% 8.642 9,95%

Thương mại 8.546 47,12% 44.205 63,02% 58.998 67,94%

Khách sạn và nhà hàng 185 1,02% 568 0,81% 299 0,34%

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 372 2,05% 3.529 5,03% 2.222 2,56%

Hoạt động khoa học, công nghệ - 0,00% - 0,00% - 0,00%

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 271 1,50% 1.478 2,11% 1.156 1,33%

Tổng 18.135 100% 70.143 100% 86.837 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Nha Trang trong 3 năm 2007, 2008, 2009)

7.361,28 13.229,1815.112,80 8.545,71 44.204,99 58.998,07 - 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 Nông nghiệp và Lâm nghiệp

Thuỷ Sản Công nghiệp chế biến

Xây dựng Thương mại Khách sạn

và nhà hàng Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc Hoạt động khoa học, công nghệ Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nhìn vào đồ thị ta có thể dễ dàng nhận thấy, thương mại là ngành có tỷ lệ nợ quá hạn lớn nhất và tốc độ gia tăng nợ nhanh nhất. Nếu năm 2007, nợ quá hạn ngắn hạn của ngành mới chỉ ở mức 8.546 triệu đồng thì đến năm 2008 con số này đã tăng gấp 5 lần, đạt 44.205 triệu đồng. Tiếp đó năm 2009, con số này lại tăng lên đến 58.998 triệu đồng, chiếm 67,94% tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh. Ngành thương mại được xem là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh Khánh Hoà, cộng với đặc điểm thời gian quay vòng vốn nhanh nên nhận được rất nhiều ưu đãi từ phía chi nhánh. Do quá mạnh tay cho vay đối với các doanh nghiệp thương mại (cho vay cả các SME vừa mới thành lập), nên chi nhánh vướng phải rủi ro tín dụng do không thẩm định kỹ khả năng hoàn trả cũng như không thể giám sát quá trình sử dụng vốn của người vay. Do đó, xuất hiện nợ quá hạn nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lên tới 13.037 triệu đồng là điều tất yếu. Bài toán đặt ra cho chi nhánh lúc này là làm sao vẫn giữ vững tăng trưởng tín dụng đối với ngành mà vẫn hạn chế được đà tăng các khoản nợ quá, xử lý khoản nợ có khả năng mất vốn này.

Ngành thuỷ sản là ngành có dư nợ quá hạn ngắn hạn đứng thứ 2 sau ngành thương mại. Tuy nhiên, toàn bộ các khoản nợ quá hạn của ngành này đều thuộc nợ nhóm 2 và khách vay của chi nhánh chỉ có các khách hàng lớn truyền thống, nên không có gì quá lo lắng về khoản mục nợ này. Sự gia tăng nợ quá hạn trong 2 năm gần đây của ngành chủ yếu là do doanh nghiệp thuỷ sản chưa kịp thu hồi vốn do sức

tiêu thụ giảm đột ngột của thị trường trong nước và khó khăn trong đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường nước ngoài. Với đặc điểm các khoản phải thu ngắn hạn lớn, việc doanh nghiệp thuỷ sản có nợ nhóm 2 là điều dễ hiểu. Với tình hình nền kinh tế khó khăn như hiện nay, việc VCB Nha Trang giãn nợ cho doanh nghiệp thuỷ sản là điều cần thiết để kích thích tăng trưởng của ngành.

Một điểm đáng lưu ý là 2 năm gần đây chi nhánh đẩy mạnh cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng, trong khi đây là ngành có thời gian thu hồi vốn chậm, lại rất nhạy cảm với biến động thị trường. Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, nhu cầu xây dựng bị thu hẹp, giá cả nguyên vật liệu tăng nhanh, các doanh nghiệp ngành xây dựng rơi vào trì trệ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nợ quá hạn của ngành tăng vọt. Năm 2008, nợ quá hạn ngắn hạn ngành xây dựng đạt 6.279 triệu đồng, gấp 7 lần năm 2007. Năm 2009, nợ quá hạn của ngành đạt 8.642 triệu đồng, tăng 2.363 triệu đồng (tương đưong tăng 37,64%). Đặc biệt ngành có nợ loại 4 lên đến 400 triệu đồng. Mặc dù chính sách của chi nhánh là đa dạng hoá các khoản cho vay để giảm thiểu rủi ro, nhưng cũng cần xem xét thời gian và nguồn vốn tài trợ cho từng ngành phù hợp với đặc điểm của ngành đó.

Như vậy, ngành thương mại và ngành xây dựng là 2 ngành chủ yếu gây nên tình trạng nợ xấu của chi nhánh. Ngân hàng cần có những biện pháp phù hợp để nhanh chóng thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng này và cơ cấu lại các khoản mục cho vay

Theo mục đích vay:

Bảng 2.20:Nguyên nhân phát sinh Nợ Quá Hạn Ngắn Hạn theo mục đích vay Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008

SXKD dịch vụ quá hạn 14.822 62.061 77.967 318,72% 25,63% Tín dụng Xuất Khẩu quá hạn 1.511 2.486 1.956 64,49% -21,30%

Tín dụng Nhập Khẩu quá hạn 1.802 5.596 6.914 210,59% 23,55% Tiêu dùng quá hạn 540 368 353 -31,89% -4,13%

Cho vay ngắn hạn quá hạn 18.675 70.511 87.190 277,57% 23,65%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Nha Trang 2007,2008,2009)

Cho vay tiêu dùng là khoản mục có dư nợ quá hạn nhỏ nhất và có xu hướng giảm dần qua các năm. Do các khoản cho vay tiêu dùng chủ yếu là cho vay theo hình thức trả góp cả vốn lẫn lãi nên khả năng thu hồi vốn nhanh, không những thế chi nhánh còn phân tán được rủi ro tín dụng do có nhiều khách hàng vay.

Các khoản tài trợ xuất khẩu cũng là khoản mục có tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ và có xu hướng giảm. Năm 2008, dư nợ quá hạn của tín dụng xuất khẩu tăng 64,49% so với năm 2007 là do trong năm do tình hình xuất khẩu gặp khó khăn bởi khủng hoảng kinh tế nên sản lượng hàng hoá xuất khẩu giảm mạnh, kéo theo các khoản nợ bổ sung vốn lưu động tăng. Đến năm 2009, khi nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục, kim nghạch xuất khẩu tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu nhận được tiền thanh toán hàng hoá nên mau chóng thanh toán nợ cho ngân hàng, nợ quá hạn vì thế mà giảm xuống 21,3%.

Nợ quá hạn đối với tài trợ nhập khẩu tăng nhanh, từ 1.802 triệu đồng năm 2007 đã tăng lên 5.596 triệu năm 2008 (tăng 210,59%) và tiếp tục tăng lên 6.914 triệu năm 2009 (tăng 23,55%). Nguyên nhân của tình trạng này là do 2 năm gần đây, nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế lâm vào khó khăn, giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cộng với sự biến động thất thường của tỷ giá đã làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu lao đao. Vì tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh trong khi thị trường ngoại hối liên ngân đóng băng, chi nhánh không đủ ngoại tệ cho các doanh nghiệp

vay nên các doanh nghiệp nhập khẩu buộc phải tuyên bố phá sản vì không có đủ tiền mua nguyên liệu. Nợ xấu của các doanh nghiệp nhập khẩu vì thế tăng nhanh. Nợ quá hạn ngắn hạn của sản xuất kinh doanh dịch vụ là khoản mục chi phối nợ ngắn hạn quá hạn của chi nhánh, chiếm hơn 80% tổng dư nợ quá hạn. Nợ quá hạn sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng qua các năm. Nếu năm 2007, nợ quá hạn của sản xuất kinh doanh chỉ 14.822 triệu đồng thì đến năm 2009, khoản mục này đã tăng lên 77.967 triệu đồng, tăng gấp 5 lần chỉ trong 2 năm.

Như vậy, sự gia tăng của nợ quá hạn trong sản xuất kinh doanh và trong tín dụng nhập khẩu đã quyết định sự tăng trưởng của nợ quá hạn ngắn hạn. Do đó, để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn cần có những biện pháp kiểm soát sự gia

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vietcombank nha trang (Trang 77 - 87)