Theo ngành kinh tế:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vietcombank nha trang (Trang 71 - 72)

Bảng 2.12: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế.

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Tỷ trọng (%) Năm 2008 Tỷ trọng (%) Năm 2009 Tỷ trọng (%)

Nông nghiệp và Lâm nghiệp 34.026 3,80% 70 0,01% 19.398 2,05%

Thuỷ Sản 89.989 10,05% 49.678 7,06% 93.773 9,91%

Công nghiệp chế biến 189.648 21,18% 13.158 1,87% 28.955 3,06% Xây dựng 38.144 4,26% 55.166 7,84% 76.930 8,13%

Thương mại 409.202 45,70% 550.605 78,25% 684.324 72,32%

Khách sạn và nhà hàng 52.829 5,90% 9.007 1,28% 11.166 1,18%

Vận tải, kho bãi, thông tin liên

lạc 15.132 1,69% 19.702 2,80% 19.587 2,07%

Hoạt động khoa học, công nghệ 63.843 7,13% 3.307 0,47% 6.624 0,70%

Hoạt động phục vụ cá nhân và

cộng đồng 2.597 0,29% 2.955 0,42% 5.488 0,58%

Tổng 895.409 100% 703.649 100% 946.244 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Nha Trang trong 3 năm 2007,2008,2009)

Từ bảng 2.12 ta thấy, thế mạnh cho vay của Vietcombank vẫn tập trung ở lĩnh vực thương mại. Trong 2 năm 2008 - 2009, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực này tăng trưởng lần lượt là 24,61% và 26,41%. Không chỉ tăng về số tuyệt đối, tỷ trọng cuả ngành thương mại cũng tăng mạnh: từ 45,7% năm 2007 lên 72,32% năm 2009.

Chi nhánh không chỉ cung cấp tín dụng cho các khách hàng lớn truyền thống mà còn chú ý đến các SME. Việc dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh tập trung chủ yếu ở ngành thương mại là một điều có thể hiểu được vì đặc điểm của ngành là thời gian thu hồi vốn nhanh, chuyển hoá vốn chỉ diễn ra ở giai đoạn lưu thông và phân phối hàng hoá trong quá trình tái sản xuất. Tuy nhiên, cũng chính ngành

thương mại là ngành tập trung nợ xấu cao nhất, với nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lên đến 13 tỷ năm 2009. Vì vậy ngoài việc đẩy mạnh cho vay, chi nhánh cũng cần tăng cường kiểm soát chất lượng các khoản tín dụng này.

Sau ngành thương mại, thủy sản là ngành có dư nợ lớn thứ hai. Tuy nhiên tỷ trọng lại cách khá xa so với ngành thương mại, chỉ chiếm 9-10% tổng dư nợ ngắn hạn. Đối với ngành thủy sản, chi nhánh chỉ cấp tín dụng đối với các khách hàng lớn truyền thống như CTCP Nha trang Seafood, CTCP thủy hải sản Minh Phú

Một điểm đáng lưu ý là trong 2 năm gần đây, dư nợ ngắn hạn đối với ngành xây dựng khá cao từ 7 – 8%. Mặc dù ngành xây dựng được xem là ngành có thời gian quay vòng vốn chậm, khó thu hồi vốn khi giá cả thị trường biến động. Đây cũng là ngành có nợ loại 5 lên đến 400 triệu đồng.

Tỷ trọng cho vay đối với ngành Công nghiệp chế biến sụt giảm mạnh từ 21,18% năm 2007 xuống chỉ còn 3,16% năm 2009. Lý do là ngành công nghiệp chế biến tại Khánh Hòa trong những năm gần đây chưa thực sự khởi sắc, khó khăn trong thị trường đầu ra khiến các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vietcombank nha trang (Trang 71 - 72)