Chuyên môn hóa phân công trách nhiệm cho cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vietcombank nha trang (Trang 95 - 100)

Cán bộ tín dụng của VCB Nha Trang hiện nay phải kiêm nhiệm từ A đến Z đối với một khoản vay: từ khâu tiếp xúc khách hàng, tư vấn, hướng dẫn, đến thẩm định khoản vay, lập tờ trình, hoàn tất hồ sơ cho vay, giải ngân đến khâu kiểm tra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ, trong khi danh mục khách hàng rất đa dạng và lĩnh vực kinh doanh rất rộng. Do không có thời gian tìm hiểu sâu về một ngành hay một loại hình cụ thể, cán bộ tín dụng thiếu kiến thức để thẩm định, dẫn đến khâu thẩm định thực hiện cho có lệ, mang nặng tính chủ quan, thiếu sự chính xác trong phân tích thông tin dẫn đến giải ngân cho các khách hàng không có khả năng hoàn trả, nợ quá hạn là điều đương nhiên.Vậy để tiện lợi cho công việc thẩm định của cán bộ tín dụng, cũng như nâng cao trình độ tác nghiệp của cán bộ tín dụng, chuyên môn hóa phân công trách nhiệm cho cán bộ tín dụng là cần thiết.

Mô hình 3.1: Chuyên môn hóa về đối tượng khách hàng

Phòng khách hàng sẽ được chia ra thành 2 phòng là phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân. Phòng khách hàng doanh nghiệp sẽ phụ trách về mảng bán buôn trong khi phòng khách hàng cá nhân sẽ chịu trách nhiệm phát triển mảng bán lẻ của chi nhánh.

 Khối khách hàng doanh nghiệp: đòi hỏi các cán bộ tín dụng lâu năm, giàu kinh nghiệm trong công tác thẩm định và đánh giá giá trị doanh nghiệp. Khối này chỉ tập trung vào loại hình doanh nghiệp bao gồm: các doanh nghiệp lớn truyền thống và các SME. Các doanh nghiệp khi vay thường vay những món lớn nên công tác thẩm định tình hình tài chính và định giá tài sản đảm bảo phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, đầy tinh thần trách nhiệm và mang tính khách quan cao. Cán bộ tín dụng không chỉ phải nắm vững tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà còn phải am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thì mới có thể đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng đối với khoản vay. Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng rất quan trọng để tạo nên nguồn thu ổn định của chi nhánh trong tương lai. Phòng khách hàng doanh nghiệp được đặt ở chi nhánh để thuận tiện cho giao dịch giữa khách hàng và cán bộ tín dụng. Tất

cả dư nợ của khách hàng doanh nghiệp sẽ được chuyển về chi nhánh để tiện quản lý.

 Khối khách hàng cá nhân: đòi hỏi các cán bộ trẻ, đầy nhiệt huyết và năng động trong việc tìm kiếm, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng cá nhân. Nhiệm vụ chính của khối này là phát triển thị trường bán lẻ cho chi nhánh. Bên cạnh việc tư vấn các sản phẩm vay cho khách hàng, cán bộ tín dụng còn tìm hiểu thêm về những nhu cầu đa dạng của khách hàng để góp ý bổ sung mở rộng sản phẩm tín dụng cá nhân ngắn hạn cho chi nhánh. Địa bàn hoạt động của khách hàng cá nhân tương đối rộng nên các cán bộ tín dụng cá nhân nên được phân bổ về các phòng giao dịch.

 Ưu điểm: + Đối với khối khách hàng doanh nghiệp: cán bộ tín dụng tập trung vào một đối tượng khách hàng, có thời gian tìm hiểu rõ về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, dễ dàng so sánh tình hình hoạt động giữa các doanh nghiệp cũng ngành và công tác thẩm định được thực hiện chu đáo hơn do có nhiều thời gian để đánh giá. +Đối với khách hàng cá nhân: tập trung chăm sóc khách hàng, có thời gian tìm hiểu nhu cầu khách hàng cũng như mở rộng thị trường bán lẻ cho chi nhánh.

 Hạn chế: Mất nhiều thời gian và chi phí để cơ cấu lại đội ngũ cán bộ tín dụng. Chưa hạn chế hết rủi ro vì quá trình thẩm định và lập tờ trình đều phụ thuộc vào cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng vẫn thực hiện hết mọi công đoạn của quy trình cho vay.

Với mô hình 3.2, cán bộ tín dụng sẽ tập trung chủ yếu vào khâu tiếp xúc và thẩm định khách hàng. Còn các khâu sau phê duyệt như: hoàn tất hồ sơ giải ngân, chịu trách nhiệm giải ngân và giám sát kiểm tra việc sử dụng vốn vay sẽ do chuyên viên hỗ trợ tín dụng thực hiện.

Đồ thị 3.1:Quy trình tín dụng được phân công

Tuy nhiên để tăng tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng với khoản vay mà họ đề xuất, chức năng đôn đốc thu nợ đối với khách hàng vẫn do cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Bên cạnh đó sẽ được sự hỗ trợ của chuyên viên hỗ trợ tín dụng.

Ưu điểm:

+ Do khối lượng công việc được giảm bớt nên cán bộ tín dụng sẽ có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu sâu các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng cũng như có thời gian để tư vấn và tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Công tác thẩm định có thời gian để xem xét kỹ lưỡng. Công tác kiểm tra thực hiện vốn vay sẽ được thực hiện nghiêm túc hơn vì đó là trách nhiệm chính của chuyên viên hỗ trợ tín dụng.

+ Tận dụng được cơ cấu nhân sự sẵn có, không phải sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng.

Nhược điểm:

Cán bộ tín dụng vẫn phải chịu trách nhiệm về cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nên sẽ khó phát huy vừa chăm sóc khách hàng doanh nghiệp vừa phát triển khách hàng cá nhân. Phải tuyển thêm chuyên viên hỗ trợ tín dụng làm tăng thêm gánh nặng chi phí cho chi nhánh.

Mô hình 3.3: Chuyên môn hóa theo lĩnh vực

Chuyên môn hóa theo lĩnh vực nghĩa là mỗi cán bộ tín dụng sẽ được phụ trách một ngành nghề nhất định (ví dụ khối Nông – Lâm – Ngư nghiệp). Cán bộ tín dụng vẫn phụ trách toàn bộ quy trình

 Ưu điểm:

+ Phương thức này sẽ giúp cán bộ tín dụng có thời gian tập trung nghiên cứu từng ngành nghề cụ thể, có được sự am hiểu sâu sắc và dễ dàng hơn trong công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng. Phân công theo lĩnh vực cũng giúp cán bộ lãnh đạo có thể kiểm soát dư nợ và tình hình nợ quá hạn của từng lĩnh vực dễ dàng hơn , có những phương thức hạn chế tình hình dư nợ của từng ngành cụ thể khi thị trường có những biến động bất lợi đối với lĩnh vực đó.

+ Phương thức này giúp tận dụng cơ cấu nhân sự sẵn có  Nhược điểm:

Khó triển khai vì một số doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực. Cán bộ tín dụng chỉ phụ trách một mảng ngành nghề cụ thể trong khi trên địa bàn hoạt động có nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Dễ tạo tâm lý cậy quyền đối với cán

bộ tín dụng vì những doanh nghiệp thuộc cùng một ngành muốn vay chỉ có thể liên hệ với cán bộ tín dụng phụ trách mảng đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vietcombank nha trang (Trang 95 - 100)