Theo mục đích vay (cho vay theo sản phẩm):

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vietcombank nha trang (Trang 72 - 75)

Bảng 2.13: Cơ cấu tín dụng ngắn hạn trong hạn theo mục đích vay

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

SXKD dịch vụ đủ tiêu chuẩn 640.420 523.852 577.414

Tín dụng Xuất Khẩu 87.930 20.778 70.206

Tín dụng Nhập Khẩu 148.924 88.876 211.787

Tiêu dùng 117.276 33.359 61.934

Cho vay ngắn hạn trong hạn 994.550 666.865 921.341

Đồ thị 2.7: Cơ cấu tín dụng ngắn hạn trong hạn theo mục đích vay

 Cho vay sản xuất kinh doanh:

Có thể nói cho vay sản xuất kinh doanh luôn là ưu tiên hàng đầu của chi nhánh. Với thế mạnh là 2 sản phẩm cho vay kinh doanh tài lộc dành cho cá nhân và cho vay bổ sung vốn lưu động dành cho doanh nghiệp, tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với sản xuất kinh doanh luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ ngắn hạn. Mặc dù trong 2 năm gần nay, do chính sách thắt chặt tín dụng làm hạn chế các khoản cho vay của chi nhánh nhưng chi nhánh luôn cố gắng hạn chế tối đa mức sụt giảm của các khoản cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Cụ thể là năm 2008, trong khi tổng dư nợ cho vay ngắn hạn toàn chi nhánh giảm 32,9% (trong đó tín dụng xuất khẩu giảm 76,4%, tín dụng nhập khẩu giảm 40,3%, tín dụng tiêu dùng giảm 71,6%) thì tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh chỉ giảm 18,2%.Năm 2009, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh tăng 10,22%, đạt 577.414 triệu đồng.

 Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu

Xuất thân là một ngân hàng chuyên phục vụ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại nên tín dụng phục vụ xuất nhập khẩu của chi nhánh luôn đạt mức cao. Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với hoạt động Xuất Nhập khẩu năm 2009

đạt 172.339 triệu đồng, tăng 157,17% so với năm 2008, chiếm 30,61% tổng dư nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, vấn đề đáng chú ý ở đây chính là sự mất cân đối giữa tài trợ xuất khẩu và nhập khẩu. Năm 2009, trong khi tỷ trọng các khoản tín dụng Nhập khẩu chiếm gần 23% tổng dư nợ thì tín dụng Xuất khẩu chỉ khiêm tốn ở mức 7,6%. Nhìn vào đồ thị dưới đây ta sẽ thấy rõ sự chênh lệch trong hoạt động tài trợ ngắn hạn Xuất Nhập khẩu của chi nhánh

Đồ thị 2.8: Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn theo mục đích vay của VCB Nha Trang

Sự mất cân đối này ảnh hưởng rất lớn đến sự cân bằng nguồn ngoại tệ của chi nhánh. Khi tài trợ xuất khẩu, chi nhánh sẽ thu được USD từ các doanh nghiệp xuất khẩu sau khi hợp đồng được thanh toán. Đây chính là nguồn cung USD chủ yếu của chi nhánh. Khi tài trợ nhập khẩu, chi nhánh sẽ cho các doanh nghiệp vay USD để thanh toán các hợp đồng đến hạn. Đây là cầu USD trong ngắn hạn của chi nhánh. Việc tín dụng nhập khẩu chiếm tỷ trọng quá lớn sẽ tạo ra gánh nặng về USD cho chi nhánh. Điều này được thể hiện rõ trong hoạt động ngân hàng năm 2009, khi mà nguồn cung USD khan hiếm do sự biến động của tỷ giá. Các doanh nghiệp xuất khẩu không chịu bán USD cho ngân hàng vì lo sợ tỷ giá lên – khó mà mua lại khi cần nhập nguyên liệu, thị trường mua bán USD liên ngân hàng đóng băng - chỉ có người mua mà không có người bán. Ngân hàng không huy động đủ USD để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp nhập khẩu, phải thu hẹp tài trợ nhập khẩu. Chỉ đến khi NHNN có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp phải bán USD cho ngân hàng và nới rộng biên độ tỷ giá thì tình trạng căng thẳng về USD mới giảm nhẹ. VCB Nha Trang cũng đã gặp tình trạng này vào năm 2009, nhưng được sự hỗ trợ từ VCB hội sở và các chi nhánh khác nên tình hình thiếu hụt USD không đến mức trầm

trọng. Tuy nhiên, sự mất cân xứng trong các khoản tài trợ xuất và nhập khẩu rất cần phải lưu ý vì nó tác động không tốt đến tình hình ngoại tệ của chi nhánh, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

 Cho vay tiêu dùng:

Cho vay tiêu dùng chưa thực sự nhận được nhiều quan tâm của Vietcombank. Điều này thể hiện ở tỷ trọng khiêm tốn 5% năm 2008 và 6,7% năm 2009 của các khoản cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ngắn hạn. Đối với cho vay tiêu dùng VCB chỉ mới có 2 sản phẩm là cho vay tiêu dùng tín chấp, thấu chi tài khoản cả nhân và phát hành thẻ tín dụng với đối tượng khá hẹp là cán bộ công nhân viên và cán bộ quản lý. Tỷ lệ cho vay tiêu dùng ở VCB Nha Trang thấp cũng là điều dễ hiểu do cho vay tiêu dùng là các khoản vay có rủi ro và chi phí cao. Do người vay không sử dụng khoản vay cho hoạt động kinh doanh nên việc trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào nguồn thu nhập khác mà việc kiểm soát các nguồn này gặp nhiều khó khăn hơn. Cho vay tiêu dùng lại thường nhạy cảm với chu kỳ kinh tế, tăng lên khi nền kinh tế tăng trưởng (năm 2007, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 640.420 triệu đồng) và giảm xuống khi nền kinh tế suy thoái (năm 2008, dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ còn 523.852 triệu đồng, giảm 71,6%). Chính vì những lý do trên nên việc triển khai các sản phẩm dành cho tiêu dùng của VCB Nha Trang còn khá hạn chế. Tuy nhiên, thị trường cho vay tiêu dùng là một thị trường rất giàu tiềm năng và hứa hẹn sự phát triển mạnh trong tương lai. Tại các nước phát triển, các sản phẩm cho vay tiêu dùng rất phong phú và là một kênh sinh lời đáng kể cho các ngân hàng. Tại Nha Trang, trong khi các ngân hàng bạn như BIDV, ACB, Sacombank, Eximbank, SeAbank… đang đa dạng hóa danh mục các sản phẩm cho vay tiêu dùng để đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng cá nhân nhất thì sự thiếu quan tâm của VCB là một điều đáng báo động. Ngân hàng nên chú trọng hơn trong việc đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ đầy sức hút này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vietcombank nha trang (Trang 72 - 75)