b. Vệ sinh và quản lý lồng nuô
3.6.3.2 Phòng trị một số bệnh thường gặp ở cá giống ương bằng lồng trên biển
Trong quá trình ương giống cá thường xuyên bị mè cá (Benedenia epinepheli) ký sinh, làm cá ngứa ngáy, khó chịu, bơi lội bất thường, cọ mình vào giai ương. Loại ký sinh trùng này hút máu cá làm cá gầy yếu, tạo điều kiện cho nhóm vi khuẩn Vibrio sp. xâm nhập gây bệnh lở loét. Mè cá có chu kỳ phát triển trực tiếp không qua ký chủ trung gian nên gặp điều kiện môi trường thuận lợi chúng sinh sản rất nhanh làm tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm cao. Do vậy thường xuyên vệ sinh lồng nuôi để tạo môi trường trong sạch và định kỳ tắm nước ngọt cho cá sẽ hạn ché bệnh mè cá. Tắm nước ngọt là một biện pháp sinh thái làm thay đổi áp suất thẩm thấu gây chết ký sinh trùng ngoại ký sinh ở đàn cá ương nhưng lại không ảnh hưởng xấu tới sức khoe cá, dồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất.
Định kỳ 5 – 7 ngày tắm cá một lần bằng nước ngọt để loại bỏ ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá. Thông thường tắm cá vào buổi sáng lúc trời râm mát. Tăm cá bằng cách: dùng 35 - 40 lít nước ngọt đổ vào thau đồng thời kiểm tra các yếu tố môi trường trong
chậu, nếu nhiệt độ trong thau cao thì dùng đá để giảm nhiệt độ xuống sao cho thích hợp, sau đó vớt một lượng cá nhất định đưa vào thau dùng tay đảo nước tạo thành vòng xoáy, nhằm mục đích giúp cá bơi ngược dòng nước trong thau để ký sinh trùng ngoại ký sinh bám vào cá rời khỏi cơ thể cá. Các thông số môi trường trong thau tắm cá như nhiệt độ nước từ 26 – 28 °C, pH: 6,7 - 7,0 và độ mặn 0 – 2 ppt, thời gian tắm từ 3 - 5 phút.
Cá chim giống ương bằng lồng trên biển cũng thường gặp một loại bệnh rất nguy hiểm là bệnh đốm trắng nội tạng. Cá giống khi bị bệnh thường xuất hiện các nốt phồng rộp từ dưới da, khi vỡ ra tạo nên các vết loét nhỏ màu xám; các đốm trắng dạng u hạt xuất hiện ở mang, thận, lách và gan của cá bệnh. Một số con cá bệnh có xuất hiện mội vài khối u xương dọc cột sống làm cá bệnh có cơ thể bị cong gập dị dạng. Cá bị bệnh này đã có hiện tượng chết rải rác nhưng tỷ lệ chết tích lũy trong các lồng nuôi trên biển khá cao ở cá có chiều dài từ 5-12 cm. Đặc điểm mô bệnh học đặc trưng của cá chim vây vàng bị bệnh đốm trắng đã biểu hiện một dạng bệnh lý giống nhau trong mô của các cơ quan nội tạng như: cơ, thận, lách, gan và xương, đó là tồn tại các thương tổn dạng u hạt, dày đặc ở thận và lách làm biến dạng mô của các tổ chức này. Đặc biệt, các thương tổn dạng u hạt cũng đã gặp tồn tại ở các khối u cột sống của cá bệnh, gây chèn ép làm biến dạng các tế bào của mô xương. Tại mang, các biến đổi mô bệnh lại được đặc trưng bởi sự kết dính của các tơ mang thứ cấp do sự chiếm chỗ của các mô nhày, sự phì đại và sự cong keo các đầu mút của các tơ mang thứ cấp, sự tồn tại các tổn thương dạng u hạt đã được phát hiện ở tơ mang sơ cấp và ở gốc các tơ mang.
Tác nhân gây bệnh đốm trắng ở nôi tạng cá cá chim vây vàng nuôi tại vịnh Nha Trang là một loại trực khuẩn Gram dương, dạng sợi mảnh, phân nhánh, phân đốt, là vi khuẩn kháng acid và đã được xác định thuộc loài Nocardia sp. Hiện tượng cảm nhiễm hệ thống vi khuẩn Nocardia sp vào cơ thể là nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và biến đổi bệnh lý ở cá cá chim vây vàng như đã nêu ở trên. Tắm cá bằng nước ngọt, hoặc kết hợp tắm nước ngọt với thuốc oxytetraciline nồng độ 250 ppm sau đó chuyển lồng ương đều không hiệu quả. Do vậy, cần thử nghiệm để tìm ra loại kháng sinh có độ nhậy cao với vi khuẩn này để sử dụng chữa bệnh cho cá.