b. Vệ sinh và quản lý lồng nuô
3.5.2.2 Vận chuyển và thả giống
Nguồn cá giống được lấy từ trại sản xuất của đề tài tại Đường Đệ, Ba Làng, Vĩnh Hòa, Nha Trang. Cá trước khi vận chuyển phải ngừng cho cá ăn 1 ngày, đồng thời bổ sung vitamin C vào thức ăn cho cá ăn 5 -7 ngày trước đó để giảm tress cho cá khi vân chuyển.
Cá sau khi đếm số lượng được đóng trong bao nylon có kích thước 60 x 100 cm, thể tích nước trong mỗi bao là 10 L, nước vận chuyển phải được lọc sạch và được hạ bớt nhiệt độ bằng nước đá. Các thông số môi trường khi vận chuyển: nhiệt độ 26 – 27 oC, pH 7,9 – 8,2, độ mặn 32 – 33 ppt. Cá được đưa vào túi nylon sau đó bơm oxy thật căng đảm bảo đủ lượng oxy cho cá trong suốt quá trình vận chuyển và tránh làm vỡ túi trong quá trình vận chuyển. Mật độ cá vận chuyển từ 10 – 25 con/L tùy thuộc vào kích cỡ cá, thời gian vận chuyển từ trại ra Vũng Ngán là khoảng 2 giờ, tỷ lệ sống của cá sau khi vận chuyển tư 97,16 – 100,00% (xem bảng 3.22)
Bảng 3.22: Kích cỡ cá, mật độ, tỷ lệ sống khi vận chuyển từ Trại Đường Đệ ra Vũng Ngán và mật độ cá thả ương trong lồng Ngày thả Kích cỡ giống (mm) Mật độ (con/lít) Tỷ lệ sống (o/o) Mật độ thả giống (con/m3) 10/03/2010 26,31 25,0 100,00 890 25/03/2010 40,44 12,5 100,00 220 03/04/2010 45,22 10,0 100,00 100 09/05/2010 40,18 25,0 97,16 250 12/05/2010 40,23 17,5 99,97 250 12/06/2010 41,89 12,5 100 210 20/06/2010 49,5 12,5 98,05 220 30/06/2011 28,92 17,5 100,00 190 12/07/2011 39,14 12,5 100,00 240
Cá giống thường được thả vào lúc 7 – 9 giờ sáng, lúc này nhiệt độ tương đối mát mẻ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cá. Trước khi thả cá cần cân bằng nhiệt độ nước giữa bao cá giống nhiệt độ thấp) và nhiệt độ nước trong lồng ương cá (nhiệt độ cao hơn) bằng cách ngâm các bao cá giống trong nước khoảng 15 - 20 phút rồi mới tiến hành thả giống. Khi thả cá thao tác phải thật nhẹ nhàng, tránh làm cá bị sốc. Mật độ thả giống từ 100 – 890 con/m3 tùy thuộc kích cỡ và số lượng cá thả.
3.5.2.3 Thức ăn và chế độ cho ăn
Cá chim vây vàng là loài cá có giá trị kinh tế tương đối cao nhưng cũng đòi hỏi thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhất là ở giai đoạn cá giống. Thức ăn sử dụng cho ương giống cá chim vây vàng bằng lồng trên biển là thức ăn tổng hợp: NRD G8, của hãng INVE, Thái Lan có hàm lượng protein > 55%, lipid > 8% và thức ăn C5000L, C5001 của Công ty Uni – President có hàm lượng protein > 45% và lipid < 11%. Việc sử dụng loại thức ăn nào còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cá.
Thức ăn NRD G8 có cỡ hạt từ 0,8 – 1,2 mm sử dụng cho cá từ cỡ 30 đến 40 mm, tỷ lệ cho ăn từ 7 – 8% khối lượng thân (BW), ngày cho ăn 4 lần. Đây là loại thức ăn có chất lượng tốt nhưng giá cao (154.000 đ/kg), chỉ sử dụng khi ương cá giai đoạn nhỏ. Thức ăn của Công ty Uni-President sử dụng cho giai đoạn ương giống lớn và nuôi thương phẩm, hàm lượng protein trong thức ăn > 45%, lipid < 11%, loại thức ăn C5000L có kích thước hạt từ 1,4 – 1,6 mm sử dụng cho cá giống cỡ 40 – 50 mm, tỷ lệ cho ăn từ 10 – 11%BW, loại C5001 có cỡ hạt 2,0 – 2,2 mm cho ăn 3 lần/ngày với tỷ lệ cho ăn từ 9 – 10%BW (xem bảng 3.23). Bên cạnh đó, tỷ lệ cho ăn cũng được điều chỉ tùy thuộc điều kiện môi trường và khả năng bắt mồi của cá.
Bảng 3.23: Chế độ cho cá chim vây vàng giống ăn khi ương bằng lồng trên biển Kích cỡ cá Cỡ hạt và mã số thức ăn
L (mm) W (g) Cỡ hạt (mm) Mã số
30 - 40 0,35 – 1,25 0,8 – 1,2 NRD G8 7 – 8 4 154.00040 – 50 1,25 – 2,00 1,4 – 1,6 C5000L 10 - 11 4 30.000 40 – 50 1,25 – 2,00 1,4 – 1,6 C5000L 10 - 11 4 30.000 50 - 60 2,00 – 3,50 2,0 – 2,2 C5001 9 - 10 3 28.000
Khi cho cá ăn cần dải thức ăn từ từ, khi nào cá ăn hết mới tiếp tục bỏ thức ăn xuống để tránh hiện tượng cá ăn không kịp làm thức ăn chìm xuống đáy lồng gây ô nhiễm môi trường và lãng phí, đồng thời quan sát hoạt động ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho lần tiếp theo. Thường xuyên, kiểm tra lồng ương cá, quan sát tình trạng sức khỏe, hoạt động bơi của đàn cá, đặc biệt là trước và sau khi mưa bão hoặc thời tiết thay đổi đột ngột để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn. Đo các yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, độ mặn), tình trạng sử dụng thức ăn của cá ở các bữa ăn trước, ngày trước để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Định kỳ 15 ngày một lần tiến hành kiểm tra sinh trưởng của cá để nắm bắt được tốc độ sinh trưởng của cá, đồng thời
cũng là cơ sở để điều chỉnh lượng thức ăn, kích cỡ thức ăn, loại thức ăn cho phù hợp nhằm giảm chi phí giá thành và giảm sự ô nhiễm của môi trường.