Kỹ thuật kích thích cá đẻ trứng bằng hormone Loại kích dục tố:

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hoà (Trang 32 - 34)

b. Vệ sinh và quản lý lồng nuô

3.2.1.3 Kỹ thuật kích thích cá đẻ trứng bằng hormone Loại kích dục tố:

Loại kích dục tố:

Các loại kích dục tố được sử dụng cho thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng gồm HCG, LHRHa và não thùy thể cá chép. Trong đó, HCG và LHRHa là thuốc sử dụng chính, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp. Não thùy chỉ dùng mang tính thử nghiệm do cách pha chế, bảo quản phức tạp và có khả năng lan truyền bệnh tật.

Liều lượng hormone HCG sử dụng khi tiêm độc lập là từ 1000 – 1200 IU/kg cá vào thời điểm chính của mùa sinh sản, hoặc kết hợp HCG với LHRHa với liều lượng 1000 IU HCG với 20 µg LHRHa/kg cá bố mẹ vào đầu và cuối mùa sinh sản. Não thùy thử nghiệm kích thích sinh sản cá với liều lượng 10 mg/kg cá. Liều lượng sử dụng cho cá đực và cá cái là như nhau.

Liều lượng sử dụng và phương pháp tiêm:

Lượng kích dục tố sau khi tính toán dựa trên tổng khối lượng cá bố mẹ định tiêm được hoà tan với nước cất hoặc nước muối sinh lý rồi dùng xi lanh để tiêm cho cá. Trước khi tiêm cá phải được gây mê và thường tiêm hormone vào phần cơ mềm ở lưng, góc tiêm chếch 30-450 so với thân cá. Độ sâu mũi kim tiêm vào phần cơ 1,5 – 2 cm.

Bảng 3.7: Loại hormon kích thích sinh sản, liều lượng sử dụng Loại hormon

sử dụng cho 1 kg cá bố mẹLiều dùng tính dụng (lần)Số lần sử Số lần cá đẻ/số lần sử dụng Thời gian hiệu ứng thuốc (giờ - phút)

Năm 2010 HCG 1000 IU 11 11/11 32 giờ 52 phút Năm 2011 HCG 1000 IU 4 2/4 34 giờ 00 phút 1200 IU 1 1/1 33 giờ 30 phút HCG + LRHa3 1000 IU + 10 µg 1 0/1 1000 IU + 20 µg 8 7/8 31 giờ 36 phút Não thùy thể 10 mg 1 0/1 Tiêm nước muối sinh lý 0,5 mL 1 0/1

Kết quả thử nghiệm tiêm kích thích cá đẻ bằng các loại hormone HCG, HCG kết hợp LHRHa và não thùy được trình bày ở bảng 3.7 cho thấy, tiêm HCG với liều lượng 1000 IU/kg cá trong năm 2010 cho kết quả sinh sản rất tốt (11 lần đẻ/ 11 lần tiêm). Tuy nhiên đến năm 2011, trong 4 lần tiêm HCG với liều 1000 IU/kg chỉ có 2 lần cá đẻ trứng, trong khi đó khi tăng liều lượng lên 1200 IU/kg cá lại sinh sản tốt. Bên cạnh đó, các thử nghiệm tiêm kết hợp 1000 IU HCG với 20 µg/kg cá cũng cho kết quả sinh sản khá tốt (7 lần đẻ/8 lần tiêm), nhưng khi sử dụng kết hợp HCG với LHRHa với liều lượng 1000 IU và 20 µg LHRHa/kg cá, hoặc não thùy liều lượng 10 mg/kg cá hay chỉ tiêm nước muối sinh lý thì cá không đẻ mặc dù cá bố mẹ thành thục rất tốt.

Theo Juniyanto và CTV (2008), khác với các loài cá biển khác, cá chim vây vàng bố mẹ trong điều kiện nuôi nhân tạo sẽ không sinh sản nếu không được tiêm kích dục tố kể cả khi cá đã thành thục tốt. Mặt khác, hormone HCG tiêm vào cơ thể cá

có khả năng gây ra hiện tượng kháng thuốc, nên những lần tiêm sau liều lượng phải cao hơn lần trước và não thùy phải được sử dụng kết hợp với HCG thì mới đạt được hiệu quả sinh sản cao (Rottmann và CTV, 1991). Qua quá trình theo dõi đàn cá bố mẹ nuôi tại Vũng Ngán thấy rằng, khi cá chín muồi sinh dục mà không kích thích sinh sản bằng hormone thì cá không đẻ và trứng sẽ thoài hóa để tiếp tục chu kỳ phát triển mới, thường thì chu kỳ tái phát dục vào khoảng 30 – 40 ngày tùy theo nhiệt độ nước và chế độ dinh dưỡng, sau khoảng 60 ngày kể từ lần tiêm trước thì trứng sẽ bị thoái hóa, khoảng thời gian từ khi trứng thoái hóa đến khi tái phát dục trở lại mất khoảng 30 – 35 ngày. Bên cạnh đó, thời điểm đầu mùa sinh sản cá cũng không đẻ khi tiêm hormone HCG 1000 IU/kg cá hoặc 1000 IU HCG với LHRHa 10 µg/kg cá.

Qua phân tích ở trên cho thấy, có thể sử dụng HCG với liều lượng 1200 IU/kg cá hoặc kết hợp 1000 IU HCG với 20 µg LHRHa/kg cá để kích thích cá chim vây vàng sinh sản và nên xem xét thử nghiệm sử dụng độc lập HCG hoặc LHRHa với liều lượng cao hơn để kích thích cá đẻ trứng.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hoà (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w