Chuẩn bị bể ương và mật độ thả ấu trùng

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hoà (Trang 39 - 40)

b. Vệ sinh và quản lý lồng nuô

3.3.2Chuẩn bị bể ương và mật độ thả ấu trùng

Bể ương bằng xi măng dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, thể tích 4 – 12 m3/bể. Trước khi ương nuôi, bể phải được vệ sinh kỹ bằng xà phòng, sau đó dùng chlorine nồng độ 300 ppm tạt đều lên thành bể và đáy bể để loại trừ các loại mầm bệnh, để khô 2 - 3 ngày, rửa sạch lại bằng nước ngọt và tiến hành cấp nước mặn chuẩn bị phục vụ cho quá trình ương nuôi.

Nước cấp vào bể ương có độ mặn 30 – 33 ppt, được bơm từ biển lên hệ thống bể lắng ngoài trời, xử lý chlorine 15 ppm, sục khí 2 – 3 ngày cho bay hết dư lượng chlorine, sau đó lọc sạch bằng lọc cát trước khi cấp vào bể ương, khi nước được cấp vào bể ương đủ theo yêu cầu, tiến hành xử lý EDTA với nồng độ 5ppm. Hệ thống sục khí trong bể được bố trí 1 vòi/m2 đáy và duy trì sục khí nhẹ để nước trong bể được đảo đều.

Ấu trùng cá sau khi nở, tắt sục khí khoảng 3 – 5 phút cho vỏ trứng, cá yếu lắng xuống đáy và siphon loại ra ngoài, sau đó tiến hành định lượng ấu trùng trong bể ấp trước khi chuyển sang bể ương. Dùng ca nhựa nhẹ nhàng múc cả cá và nước chuyển ấu trùng sang bể ương. Mật độ ương từ 18 – 60 ấu trùng/L tùy thuộc số lượng ấu trùng thu được. So với mật độ ương cá chẽm từ 50 – 100 ấu trùng/L (Kungvankij, 1986), cá hồng bạc từ 70 – 100 ấu trùng (Nguyễn Địch Thanh, 2009) thì mật độ cá chim thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, so với mật độ ương cá chim vây vàng của Ngô Vĩnh Hạnh (2007) từ 12 – 27 con/L và Juniyanto và CTV (2008) từ 10 – 15 ấu trùng/L thì mật độ ương của đề tài cao hơn.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hoà (Trang 39 - 40)