Chế độ chăm sóc và quản lý môi trường bể ương

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hoà (Trang 42)

b. Vệ sinh và quản lý lồng nuô

3.3.4 Chế độ chăm sóc và quản lý môi trường bể ương

Chế dộ sục khí: Giai đoạn đầu cá còn nhỏ sục khí nhẹ, khi cá bắt đầu ăn ấu trùng Artemia sục khí mạnh hơn và khi cá sử dụng hoàn toàn thức ăn tổng hợp thì sục khí mạnh nhằm đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan duy trì ở mức trên 4 ppm.

Chế độ chiếu sáng: Cũng như các loài cá biển khác, cá chim vây vàng bắt mồi nhờ thị giác, vì vậy cường độ và thời gian chiếu sáng đóng vai trò quan trọng đối với khả năng bắt mồi của cá và ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ sống của ấu trùng, đặc biệt là giai đoạn bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Để đảm bảo cho cá bắt mồi tốt, mái của trại nuôi cần lợp tôn nhựa trong để lấy ánh sáng tự nhiên và bố trí thêm đèn neon để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày nhằm kéo dài thời gian ăn mồi của cá trong giai đoạn ăn thức ăn sống, điều này giúp cá sinh trưởng nhanh hơn, góp phần rút ngắn chu kỳ ương. Thời gian chiếu sáng đối với ấu trùng cá chim vây vàng giai đoạn ăn thức ăn sống (từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 25) nên được duy trì từ 16 – 18 giờ/ngày và cường độ chiếu sáng nên trên 200 lux và dưới 5.000 lux.

Chế độ siphon, thay nước: Giai đoạn 13 ngày đầu chỉ tiến hành siphon khi đáy bể ương dơ và cấp bù lượng nước siphon ra cho bể ương. Giai đoạn 14 – 35 ngày, định kỳ 3 – 4 ngày kết hợp siphon đáy bể với thay nước, lượng nước thay từ 20 – 50% lượng nước của bể ương tùy theo mức độ ô nhiễm của môi trường nuôi. Nước thay phải đảm bảo các thông số môi trường phải tương đối đồng nhất với bể ương để cá không bị sốc. Kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học như men vi sinh Biomarine nồng độ 0,2 ppm, mazzal nồng độ 2 ppm để phân giải các chất hữu cơ thừa trong bể ương.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hoà (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w