Nuôi và làm giàu luân trùng

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hoà (Trang 38 - 39)

b. Vệ sinh và quản lý lồng nuô

3.3.1.2 Nuôi và làm giàu luân trùng

a. Nuôi luân trùng

Luân trùng được nuôi trong các bể xi măng thể tích 3 m3/bể. Bể sau khi vệ sinh sạch, cấp nước biển lọc sạch, duy trì sục khí mạnh liên tục. Luân trùng giống được mua tại Công ty TNHH Hoằng Ký, Nha Trang và thả nuôi với mật độ 50 – 100 cá thể/mL. Thức ăn cho luân trùng là men bánh mì với liều lượng là 10 - 15 g/m3 bể/ngày và cho ăn 5 – 6 lần/ngày, trong quá trình nuôi dùng bông lọc nước trong bể nuôi liên

tục để đảm bảo chất lượng nước không bị ô nhiễm. Cũng có thể sử dụng kết hợp tảo (20 – 30%) và men bánh mì (8 – 10 g/m3/ngày) để nuôi luân trùng. Sau thời gian nuôi 2 – 3 ngày luân trùng đạt mật độ 200 – 300 cá thể/mL thí tiến hành thu để làm giàu DHA trước khi cho ấu trùng cá ăn, sau khoảng 10 – 12 ngày thì thu toàn bộ, vệ sinh bể cấp nước, thả lại giống để nuôi đợt tiếp theo.

b. Làm giàu luân trùng bằng DHA Protein Selco

Luân trùng sau khi thu được chuyển vào bể composite 200 L, thả với mật độ 2.000 – 3.000 cá thể/mL để làm giàu DHA. Chất làm giàu là DHA Protein Selco của hãng INVE, Thái Lan, có dạng bột màu vàng cam, chất này được ngâm trong nước ngọt 5 – 10 phút trước khi đưa vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn, sau đó cho luân trùng ăn, nồng độ làm giàu luân trùng từ 150 – 200 ppm. Điều kiện môi trường làm giàu: nhiệt độ duy trì dưới 26 oC, pH từ 7,5 – 8,5, oxy hòa tan > 4,0 ppm, độ mặn 28 0 33 ppt. Sau thời gian làm giàu từ 12 – 14 giờ thì tiến hành thu luân trùng, rửa sạch và cho cá ăn.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hoà (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w