b. Vệ sinh và quản lý lồng nuô
3.4.3.2 Sinh trưởng, phân đàn
Kết quả cho thấy tất cả các nghiệm thức sử dụng thức ăn sống làm giàu với DHA Protein Selco (DPS) đều có chiều dài tiêu chuẩn của ấu trùng cá (15,24 – 15,83 mm) khi kết thúc thí nghiệm cao hơn so với đối chứng (14,68 mm) (P < 0,05). Trong các nồng độ làm giàu, chiều dài cá thấp nhất có được ở nồng độ 50 ppm (15.24 mm) và chiều dài cao nhất đạt được ở nồng độ 200 ppm (15,83 mm), và khác biệt giữa hai nồng độ này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều dài cá giữa các nồng độ còn lại (15,33 – 15,55 mm) so với hai nồng độ 50 ppm và 200 ppm (P > 0,05) (xem hình 4).
Tuy nhiên, không có sự khác biệt về khối lượng, tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR) lẫn hệ số biến thiên về chiều dài (CVL) giữa đối chứng và các nồng độ làm giàu trong suốt thời gian thí nghiệm (P > 0,05). Nghiên cứu trên cá măng (Chanos chanos) của Gapasin và Duray (2001) cũng cho kết quả không có khác biệt mang ý nghĩa thống kê về sinh trưởng ở giai đoạn ấu trùng cá giữa nhóm có làm giàu và nhóm không làm giàu, nhưng khi tiếp tục nuôi cá giống thêm 60 ngày thì sinh trưởng ở nhóm có làm giàu đã vượt trội hơn hẳn (P < 0,05). Do đó cũng có khả năng việc làm giàu DHA ở cá chim vây vàng sẽ giúp cải thiện sinh trưởng xét về lâu dài và cần có thêm nghiên cứu về khía cạnh này.
Hình 3.4: Chiều dài tiêu chuẩn của cá ờ các nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm. (Giá trị trên các cột là giá trị trung bình, n = 4. Các chữ cái khác nhau sau mỗi giá trị
trên mỗi cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05))
Tỷ lệ sống và dị hình:
Kết quả khi kết thúc thí nghiệm chỉ ra việc làm giàu thức ăn sống bằng DHA đã cải thiện đáng kể tỷ lệ sống so với không làm giàu, thể hiện ở việc tỷ lệ sống của đối chứng (2,29%) thấp hơn nhiều so với các nghiệm thức có làm giàu DHA (4,68 – 7,64%) (P < 0.05). Điều này giống với kết quả nghiên cứu của Gapasin và Duray (2001). Trong các nồng độ, tỷ lệ sống cao nhất đạt được ở nồng độ 250 ppm (7,64%), cao hơn đáng kể so với tỷ lệ sống của các nồng độ từ 50 ppm đến 200 ppm (4,68 – 5,91%) (P < 0,05). Tỷ lệ sống của cá ở nồng độ 350 ppm (6.95%) tốt hơn so với tỷ lệ sống của hai nồng độ 50 ppm và 200 ppm (lần lượt là 4,68% và 5,43%) (P < 0,05). Tỷ
lệ sống giữa các nồng độ còn lại (100, 150, 200 và 300 ppm) không có sự khác biệt có yw nghĩa thống kê (P > 0,05), cũng như không có sự khác biệt giữa các nồng độ từ 50 ppm đến 200 ppm (P > 0,05). Tỷ lệ sống của hai nồng độ 250 ppm và 350 ppm cũng không khác biệt so với nhau (P > 0,05). (xem hình 3.5)
Hình 3.5: Tỷ lệ sống của cá ờ các nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm.
(Giá trị trên các cột là giá trị trung bình, n = 4. Các chữ cái khác nhau sau mỗi giá trị trên mỗi cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0.05))
Hình 3.6: Tỷ lệ cá chết của các nghiệm thức từ ngày 14 đến ngày 33.
Ấu trùng cá có xu hướng chết nhiều trong giai đoạn từ ngày thứ 17 đến ngày thứ 25 do các tác động như thay đổi nhiệt độ, thao tác chăm sóc, cho ăn, vệ sinh bể, … (xem hình 3.6). Về việc tỷ lệ sống ở ấu trùng cá thấp hơn hẳn khi không làm giàu thức ăn sống, Bell và CTV (1995) chỉ ra rằng thiếu hụt DHA dẫn đến sự biến đổi
thành phần acid béo trong mô thần kinh và làm giảm khả năng bắt mồi trong điều kiện ánh sáng yếu ở những loài bắt mồi bằng thị giác, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sống kém. Điều này cũng được ghi nhận trong quá trình thí nghiệm khi ấu trùng cá chim vây vàng ở các nghiệm thức không làm giàu DHA có xu hướng ăn ít và chết nhiều vào những ngày có cường độ ánh sáng yếu. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn ở Khánh Hòa vào dịp cuối năm cũng là một trong những khả năng dẫn đến giảm tỷ lệ sống.
Xét chung về tổng tỷ lệ dị hình, ở nghiệm thức không làm giàu thức ăn sống với DHA tổng tỷ lệ dị hình (28,54%) cao hơn hẳn so với ở các nghiệm thức có làm giàu (P < 0,05). Kết quả đạt được có sự tương đồng với nghiên cứu của Gapasin và Duray (2001). Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nồng độ làm giàu khác nhau (từ 5,5 – 9,26%) (P > 0,05).
Hình 3.7: Tỷ lệ dị hình hình thái ngoài của các nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm. (Giá trị trên các cột là giá trị trung bình, n = 3. Các chữ cái khác nhau sau mỗi giá trị
trên mỗi cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0.05))
Xét riêng về tỷ lệ từng loại dị hình, tất cả các nồng độ làm giàu tuy không khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), nhưng đều giúp giảm tỷ lệ mất nắp mang (3,45 – 7,21%), tỷ lệ vẹo hàm (0 – 0,43%) và tỷ lệ vẹo mình (0,81 – 2,2%) so với đối chứng
(lần lượt là 19,3%, 3,0 và 6.25%) (P < 0.05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nồng độ làm giàu lên tỷ lệ mất nắp mang và vẹo hàm. Tỷ lệ vẹo mình thấp nhất ở nồng độ 200 ppm (0,81%) và thấp hơn hẳn so với các nồng độ làm giàu còn lại (1,54 – 2,2%) (P < 0,05), trừ nồng độ 300 ppm. Không có khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa nồng độ 300 ppm và các nồng độ làm giàu khác ( P > 0,05).
Như vậy, việc sử dụng thức ăn sống làm giàu với DPS tuy tác động không nhiều đến sinh trưởng trong giai đoạn ấu trùng của cá chim vây vàng, nhưng lại có ảnh hưởng rất tích cực đến sức sống của ấu trùng cá và giảm thiểu tỷ lệ dị hình hình thái ngoài. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Dhert và CTV (1990). Căn cứ trên kết quả có được, có thể đề xuất việc nên sử dụng nồng độ DPS làm giàu thức ăn sống từ 150 ppm trở lên để nâng cao chất lượng ấu trùng cá chim vây vàng trong thời gian 33 ngày đầu, các nồng độ làm giàu từ 200 ppm trở lên có ưu điểm là giúp giảm tỷ lệ cá bị chết do sốc cơ học khi vớt cá hoặc cho ăn.