b. Vệ sinh và quản lý lồng nuô
3.3.1.1 Kỹ thuật nuôi tảo đơn bào
Các loài tảo đơn bào sử dụng trong ương nuôi ấu trùng cá chim vây vàng gồm
Nannochloropsis oculata, Tetraselmis sp. Tảo được nuôi trong túi nylon thể tích 60 L/túi và nuôi trong bể composite thể tích 5 m3. Nguồn tảo giống được lấy từ Công ty TNHH Toàn Hưng tại Nha Trang đưa vào nhân trong túi nylon.
Mật độ tảo Nannochloropsis oculata ban đầu khi nuôi cầy trong khoảng 1,5 – 2,0 x 106 tế bào/mL, sử dụng muối dinh dưỡng theo môi trường f/2, sục khí được duy trì liên tục trong quá trình nuôi, chế độ chiếu sáng theo thời gian chiếu sáng tự nhiên trong ngày. Một lớp lưới lan đen che phía trên dàn nuôi tảo để hạn chế cường độ chiếu sáng quá mạnh vào buổi trưa. Sau thời gian nuôi từ 3 – 4 ngày, mật độ tế bào tảo đạt 4 – 5 x 106 tế bào/mL thì tiến hành thu hoạch đưa vào bể nuôi ấu trùng cá hoặc cho luân trùng ăn. Tảo Tetraselmis sp được nuôi với phương pháp tương tự tảo
Nannochloropsis oculata, mật độ nuôi cấy ban đầu từ 1 – 1,5 x 105 tế bào/mL, sau 3 – 4 ngày nuôi, tảo đạt mật độ 3,5 – 4,0 x 105 tế bào/mL thì tiến hành thu hoạch. Thông thường vào thời điểm nhiệt độ cao tảo Tetraselmis sp phát triển tốt hơn so với tảo
Nannochloropsis oculata. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện thời tiết, có những thời điểm trời mưa, nhiều mây thiếu ánh sáng, tảo phát triển chậm, sau 4 – 5 ngày mới có thể thu hoạch. Khi thu có thể thu hoạch toàn bộ hoặc để lại 1/3 – ½ túi để làm tảo giống, sau đó cấp thêm nước và bổ sung môi trường dinh dưỡng để nuôi đợt tiếp theo. Tảo nuôi theo phương pháp này thường sạch, mật độ cao nên sử dụng cho vào bể ương nuôi ấu trùng cá hoặc làm giàu luân trùng
b. Nuôi trong bể composite
Tảo Nannochloropsis oculata được nuôi trong bể composite ngoài trời tại trại thường áp dụng trong thời gian nhiệt độ thấp (tháng 12 đến tháng 4). Mật độ tảo nuôi cấy từ 0,2 – 0,5 x 106 tế bào/mL, phân bón theo môi trường dinh dưỡng tự chế, sục khí mạnh liên tục, chế độ chiếu sáng theo thời gian chiếu sáng tự nhiên trong ngày. Sau 3 – 4 ngày mật độ tảo đạt 1,5 – 2,0 x 106 tếbào/mL thí tiến hành thu hoạch. Tảo nuôi theo phương pháp này chủ yếu là để lấy sinh khối để nuôi luân trùng.