b. Vệ sinh và quản lý lồng nuô
3.5.2.4 Quản lý, chăm sóc lồng ương cá giống
Hàng ngày tiến hành quan sát ngoài lồng ương để phát hiện hư hỏng và kịp thời khắc phục, loại bỏ rác thải trôi dạt vào lồng nuôi tránh làm ô nhiễm môi trường, đồng thời có thể quan sát tình trạng sức khỏe của cá để kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu bất thường.
Định kỳ 5 – 7 ngày thay lưới lồng một lần để vệ sinh, loại bỏ sinh vật bám và các tác nhân gây bệnh cho cá bằng cách rửa, đập, chà sạch lưới. Lưới được vệ sinh, phơi nắng nhằm tiêu diệt tác nhân gây bệnh để chuẩn bị cho lần thay lưới kế tiếp. Khi vệ sinh lưới lồng quan sát phát hiện những chỗ lưới rách, hư hỏng để sửa chữa.
Vệ sinh giai ương là công việc rất cần thiết nhằm duy trì lưu thông nước qua giai, cung cấp đầy đủ oxy, loại bỏ phân và thức ăn thừa đồng thời hạn chế sự cư trú của tác nhân gây bệnh tạo môi trường sống tốt cho cá.
Sức khỏe đàn cá nuôi còn là chỉ tiêu kỹ thuật giúp người nuôi có biện pháp điều chỉnh chăm sóc và quản lý đàn cá được tốt hơn, như điều chỉnh lượng thức ăn, khẩu phần ăn, mật độ nuôi, trị bệnh. Hàng ngày theo dõi sức khỏe của đàn cá ương nhằm ngăn ngừa bệnh một cách có hiệu quả và có chế độ cho ăn hợp lý.
Cung cấp đầy đủ thức ăn, bổ sung vitamin C và các chất khoáng cần thiết để tăng sức đề kháng cho cá. Vớt cá chết, loại bỏ những con cá có dấu hiệu bất thường ra khỏi giai ương để tránh lây lan mầm bệnh cho đàn cá. Ương nuôi với mật độ vừa phải đảm bảo không gian đầy đủ cho cá vận động và giảm stress.
Hàng ngày tiến hành đo các yếu tố môi trường trong lồng ương như: nhiệt độ, pH, định kỳ hàng tuần đo các thông số môi trường như: độ mặn, oxy hòa tan, hàm lượng NH3-N. Nhìn chung, các thông số môi trường tại lồng ương ít biến động và nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá.