CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tuyển chọn, nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hoà (Trang 25 - 29)

3.1 Tuyển chọn, nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ

3.1.1 Nguồn cá bố mẹ và kết quả tuyển chọn

Nguồn cá bố mẹ mua đợt 1 (tháng 6/2009) được tuyển chọn từ lồng nuôi cá chim vây vàng thương phẩm của Công ty Marine Farms Việt Nam, đặt tại Đầm Môn, Vạn Ninh, Khánh Hòa. Cá bố mẹ đã nuôi sang năm thứ 3, chiều dài trung bình 50,7 cm, khối lượng 2,1 kg/con, cá không bị bệnh, dị hình dị dạng và hoàn toàn khỏe mạnh. Số lượng cá bố mẹ tuyển chọn về nuôi đợt 1 là 50 con, cá được vận chuyển theo phương pháp hở bằng ô tô và thuyền từ Đầm Môn, Vạn Nình về Vũng Ngán, Nha Trang trong khoảng thời gian 4 giờ, tỷ lệ sống khi vận chuyển đạt 100%.

Đợt 2 (tháng 11/2009), cá bố mẹ được tuyển chọn và mua của người nuôi thương phẩm tại khu vực Vũng Ngán, tổng số lượng là 100 con cá chim vây vàng 2 năm tuổi, chiều dài trung bình 48,7 cm, khối lượng 1,7 kg/con, cá khỏe mạnh, không bị bệnh và dị hình. Cá được vận chuyển về bè nuôi vỗ bằng thuyền thông thủy, tỷ lệ sống khi vận chuyển là 100%.

Bảng 3.1: Nguồn, tuổi, số lượng, chiều dài và khối lượng cá bố mẹ khi tuyển chọn

Chỉ tiêu Đợt 1 (tháng 6/2009) Đợt 2 (tháng 11/2009)

Nguồn cá bố mẹ Công ty Marine Farrms Lồng nuôi tại Vũng Ngán

Tuổi (năm) 3 2

Số lượng (con) 50 100

Chiều dài trung bình (cm) 50,7 48,7

Khối lượng trung bình (kg) 2,1 1,7

3.1.2 Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá chim vây vàng bằng lồng trên biển

3.1.2.1 Vị trí và điều kiện môi trường khu vực đặt lồng nuôi cá bố mẹ

Lồng nuôi vỗ được đặt tại khu vực Vũng Ngán, vịnh Nha Trang, Khánh Hòa. Đây thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa song lại có những đặc điểm riêng biệt của khí hậu biến. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,7°C. So với các tỉnh, thành phía Bắc (từ Đèo Cả trở ra) và phía Nam (từ ghềnh Đá Bạc trở vào), khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn. Nơi đây thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ngắn, kéo dài trong khoảng 3 tháng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 12, tập trung chủ yếu vào tháng 10 và 11, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 - 1800mm. Từ tháng 1 đến tháng 8 là mùa khô với tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.600 giờ. Khánh Hòa cũng là vùng ít gió bão, nếu có thường cũng ít và

không kéo dài như các tỉnh khác, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa chỉ là 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển nước ta.

Đặc điểm của khí tượng, thủy văn vùng biển Khánh Hòa là chịu ảnh hưởng chung của chế độ khí tượng, thủy văn vùng biển khu vực từ Quảng Nam tới Khánh Hòa. Chế độ gió mùa Đông Bắc xảy ra từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, do ảnh hưởng của địa hình nên gió mùa Đông Bắc bị lệch hướng trở thành Bắc và Tây Bắc. Từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 6, hướng gió thịnh hành từ Đông đến Đông Nam. Giai đoạn từ cuối tháng 6 đến tháng 9, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, hướng gió chủ yếu Tây hoặc Tây Nam. Tốc độ gió trung bình từ 2,5 - 4m/s, mạnh nhất có thể đạt tới 24 - 26m/s. Thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa, hướng gió chuyển dịch cùng với cường độ giảm dần. Bão và áp thấp nhiệt đới có tần suất đổ bộ vào bờ biển vùng Nam Trung Bộ cao nhất vào tháng 10 và 11. Tốc độ và hướng di chuyển của bão thường rất phức tạp, tùy thuộc vào từng cơn bão. Bão thường gây ra gió mạnh, tốc độ trung bình 30 - 40m/s, đổi hướng liên tục nên có sức tàn phá rất lớn. Trong vùng bão thường có lượng mưa lớn trên 100mm/ngày, có những cơn bão lượng mưa lên đến 300 - 400mm/ngày hoặc hơn.

Vùng biển Khánh Hòa có tính chất thủy triều là nhật triều không đều. Từ Quảng Ngãi đến Nha Trang, hàng tháng có khoảng 18-20 ngày nhật triều; các nơi khác có số ngày nhật triều ít hơn. Thời gian triều dâng thường kéo dài hơn thời gian triều rút. Độ lớn thủy triều trong kỳ nước cường khoảng 1,2-2m, càng về phía nam, độ lớn thủy triều càng tăng dần. Độ lớn thủy triều trong kỳ nước kém xấp xỉ 0,5m.

Độ sâu đáy biển đến đáy lồng là 20 – 25 m, chất đáy cát bùn. Vào mùa mưa bão lớn, sóng biển thường đưa một lượng lớn cát bùn, các chất bẩn từ đáy biển lên làm ảnh hưởng đến môi trường vùng nuôi, tuy nhiên do khoảng cách từ đáy biển đến đáy lồng khá xa nên sự tác động bất lợi đó đối với đối tượng nuôi được giảm thiểu đáng kể.

Các thông số môi trường như nhiệt độ trong năm dao động từ 23,3 – 29,9 oC, thấp nhất từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau (22 – 26 oC), cao nhất từ tháng 5 đến tháng 9 (27 – 30 oC). Độ pH dao động từ 8,0 – 8,3, Độ trong thấp vào các tháng mùa mưa (1,7 – 2,8 m) và cao vào các tháng mùa khô (độ trong trên 3,5 m). Hàm lượng ôxy hòa tan từ 4,9 – 6,2 ppm (xem phụ lục) Do nằm xa khu vực cửa sông nên độ mặn tại khu vực Vũng Ngán khá ổn định, dao động từ 31 – 36 ppt. Khu vực Vũng Ngán, Nha Trang, Khánh Hòa với điều kiện môi trường như trên rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi các đối tượng hải sản bằng lồng trên biển cũng như nuôi vỗ cá bố mẹ.

3.1.2.2 Điều kiện lồng nuôi và mật độ nuôi vỗ cá bố mẹ

Lồng nuôi được sử dụng nuôi vỗ cá bố mẹ là dạng lồng nổi, nằm trong kết cấu bè nổi diện tích khoảng 600 m2. Khung bè là các thanh gỗ, được cố định bằng bulon – 200, khung bên của lồng trở thành chỗ đi lại và làm việc, cho cá ăn hoặc theo dõi cá. Hệ thống phao là các phuy nhựa thể tích 200 lít được buộc chặt với khung bè bằng dây cước lớn, nâng toàn bộ hệ thống lồng bè. Bè được cố định bằng hệ thống dây neo.

Lồng nuôi vỗ cá bố mẹ có thể tích 64 m3 (kích thước 4 x 4 x 4 m). Lưới lồng được sử dụng là lưới nylon dệt, kích thước mắt lưới 2a = 6 cm, đáy lồng được định hình bằng các khối bê tông đúc sẵn, khối lượng khoảng 10 kg/khối, được buộc bằng dây cước lớn thả xuống 4 góc lồng rồi cố định vào thành lồng. Loại lồng này dễ làm, dễ quản lý và bảo trì cũng như thuận tiện vệ sinh, thay lưới, khi cần thiết có thể di chuyển đến vị trí khác thuận lợi hơn. Nước lưu thông qua lồng tốt, ít sinh vật bám, tạo môi trường sạch giàu oxy nên rất thuận lợi cho nuôi vỗ cá bố mẹ.

Tổng đàn cá bố mẹ tuyển chọn về nuôi qua 2 đợt là 150 con, khối lượng từ 1,7 – 2,1 kg/con và được thả nuôi trong 6 lồng, mật độ nuôi trung bình 25 con/lồng (tương đương từ 1,0 – 1,5 kg/m3 lồng). Với mật độ này, không gian sống của cá thoáng, rộng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tuyến sinh dục.

3.1.2.3 Chế độ chăm sóc và quản lý cá bố mẹa. Thức ăn và chế độ cho ăn a. Thức ăn và chế độ cho ăn

Thức ăn không những là nguồn vật chất cho sự sinh trưởng, năng lượng cho sự trao đổi chất mà còn là nguyên liệu cho việc tổng hợp nên sản phẩm sinh dục. Nếu cá thiếu thức ăn thì hệ số thành thục thấp hoặc thiếu thức ăn kéo dài có thể dẫn đến buồng trứng bị thoái hóa mặc dù mọi yếu tố môi trường trong thời gian nuôi vỗ rất thuận lợi. Vì vậy, trong nuôi vỗ cá bố mẹ ngoài việc tạo điều kiện môi trường sống thích hợp, thì số lượng và chất lượng của thức ăn có ảnh hưởng quyết định đến sức sinh sản, cũng như chất lượng trứng và ấu trùng.

Thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi vỗ cá chim vây vàng thường là các loại cá tạp tươi như cá cơm, cá nục, cá mối và cá chuồn, nếu cá mồi lớn sẽ được cắt cho vừa với cỡ mồi. Cá được cho ăn 1 lần/ngày vào buổi sáng, khẩu phần ăn từ 6 – 8% khối lượng thân, giai đoạn nuôi vỗ thành thục thì lượng thức ăn tăng lên, giai đoạn cho đẻ thì giảm lượng thức ăn. Để tăng khả năng sinh sản cũng như chất lượng trứng, ấu trùng hàng tuần bổ sung 2 ngày cho ăn kết hợp tôm và mực, kết hợp bổ sung vitamin E, C, B và khoáng tổng hợp 1 lần/tuần (xem bảng 3.2). Khi cho cá ăn dải thức

ăn từ từ, cá ăn hết mới tiếp tục bỏ thức ăn xuống để tránh hiện tượng cá không bắt mồi kịp, thức ăn sẽ bị chìm xuống đáy lồng gây ô nhiễm môi trường và lãng phí.

Bảng 3.2: Chế độ cho cá bố mẹ ăn trong quá trình nuôi vỗ Ngày trong tuần Loại thức ăn Chất bổ sung (g/kg thức ăn)

Loại Liều lượng

Thứ hai Cá tạp

Thứ ba Cá tạp Vitamin và khoáng tổng hợp 10 g/kg thức ăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư Mực, tôm

Thứ năm Cá tạp Vitamin C, B 10 g/kg thức ăn

Thứ sáu Cá tạp

Thứ bảy Mực, tôm

Chủ nhật Cá tạp Vitamin E 1-2 g/kg thức ăn

Kết quả phân tích sinh hóa các mẫu thức ăn cho thấy, mực và tôm biển có hàm lượng lipid (từ 1,13 – 1,40%) cao hơn so với cá tạp (1,02%), bên cạnh đó tôm biển còn là nguồn bổ sung protein cho quá trình phát triển tuyến sinh dục của cá bố mẹ với hàm lượng protein cao (19,63%) (bảng 3.3). Hàm lượng acid béo trong tôm và mực chiếm từ 22,57 – 24,53% lipid, cao hơn so với cá tạp (16,27%), Hàm lượng HUFA (0,25 – 0,55% chất khô), đặc biệt là DHA (0,177 – 0,210% chất khô) trong mực và tôm cũng cao hơn hẳn so với cá tạp (0,14% và 0,057% chất khô) (bảng 3.4). Do vậy, mực và tôm biển được xem là loại thức ăn thích hợp để bổ sung protein và HUFA cho cá bố mẹ trong quá trình nuôi vỗ.

Bảng 3.3: Thành phần sinh hóa của các loại thức ăn sử dụng nuôi vỗ cá bố mẹ STT Loại thức ăn Protein (%) Độ ẩm (%) Tro (%) Lipid (%)

1 Mực 13,21 85,52 0,95 1,40

2 Cá tạp 14,96 74,31 3,11 1,02

3 Tôm biển 19,63 78,18 1,45 1,13

Việc bổ sung mực, tôm trong nuôi vỗ cá bố mẹ nhằm bổ sung thêm HUFA và astaxanthin nhằm tăng sức sinh sản cũng như chất lượng trứng và ấu trùng. Bên cạnh đó, bổ sung các loại vitamin trong khẩu phần nuôi vỗ cá bố mẹ rất cần thiết. Một số nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt vitamin E gây ra sự không thành thục, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống ở thế hệ con thấp (Watanabe, 1990). Vitamin C có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp steroid, noãn hoàng, cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen trong quá trình phát triển phôi và còn ảnh hưởng đến khả năng sống của ấu trùng (Eskelime, 1989; Blom và Dabriwski, 1995). Báo cáo ở một số loài cá biển cho thấy sự giảm sức

sinh sản có liên quan với hàm lượng vitamin C, E thấp hơn so với nhu cầu của cá cái trong quá trình nuôi vỗ. Vitamin C, E cũng được biết có chức năng chống oxy hóa lipid màng tế bào đảm bảo cho quá trình hình thành tinh trùng và cho tới khi thụ tinh (Ciereszco và Dabrowski, 1995). Như vậy, bổ sung mực, tôm và các loại vitamin, khoáng chất không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả sinh sản mà còn góp phần cải thiện sức khỏe của cá bố mẹ.

Bảng 3.4: Tỷ lệ acid béo trong các loại thức ăn cho cá bố mẹ (đơn vị: % chất khô)

Acid béo Mực Cá tạp Tôm

C14:0 0.030 0.012 0.103 C14:1n-5 0.78 0.230 0.021 C16:0 0.15 0.035 0.180 C16:1n-7 0.26 0.099 0.060 C18:0 0.045 0.014 0.065 C18:1n-9 0.11 0.042 0.234 C18:2n-6 0.054 0.011 0.135 C18:3n-6 0.087 - - C18:3n-3 0.18 0.045 0.017 C20:0 0.00 - 0.002 C20:1w7 0.032 - - C20:1w9 0.00 - 0.033 C20:3w3 0.00 - 0.018 C20:3w6 0.076 0.014 0.055 C20:4w3 0.021 0.009 0.055 C20:4n-6 (ARA) 0.067 - 0.015 C20:5n-3 (EPA) 0.25 0.078 - C22:6n-3 (DHA) 0.21 0.057 0.177 C24:1n-9 0.019 - - ∑n-3 PUFA 0.66 0.19 0.27 ∑n-6 PUFA 0.28 0.03 0.20 SFA 0.23 0.06 0.35 MUFA 1.20 0.37 0.35 PUFA 0.40 0.07 0.22 HUFA 0.55 0.14 0.25 ∑ FA 2.37 0.65 1.17 Lipid(%DM) 9.67 3.97 5.18 TFA/Lipid (%) 24.53 16.27 22.57 Ghi chú:

PUFA: acid béo chưa no đa nối đôi; SFA: acid béo no; MUFA: acid béo chưa no một nối đôi; HUFA: acid béo có mức chưa no cao; FA: acid béo; DM: chất khô; TFA: acid béo tổng số

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hoà (Trang 25 - 29)