4. Yêu cầu của đề tài
3.1.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
3.1.4.1. Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản
a. Về sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đến năm 2010 đạt
632.462,6 tỷ đồng, đạt 185,07% so với năm 2005, trong đó: Nông nghiệp chiếm 85,5%
(trồng trọt: 72%, chăn nuôi: 28%), lâm nghiệp 13,43%, Thuỷ sản 1,07%; giá trị thu nhập/diện tích canh tác 32 triệu đồng/ha; sản lượng lương thực năm 2010 đạt 23.500/25.000tấn, so với năm 2005 sản lượng tăng 4.127,2 tấn, bằng 121,3%[12].
*. Trồng trọt: Tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng,
chuyển giao áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp (năm 2005 có 17 máy làm đất tăng lên 530 máy vào
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
năm 2010); năng suất một số cây trồng chính tăng: lúa tăng 0,5tạ/ha; ngô tăng 0,7tạ/ha; đậu tăng 3,2tạ/ha; lạc tăng 3,8tạ/ha, … đã góp phần ổn định và nâng cao đời sống nông dân[12].
Tập trung triển khai thực hiện đề án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, chú trọng các dự án về phát triển cây bưởi Phúc Trạch, ... hàng năm cây ăn quả đã đem lại thu nhập khá lớn cho nhân dân; đến năm 2010 Bưởi Phúc Trạch diện tích 1000 ha, giá trị đạt 30 tỷ đồng, so với năm 2005 diện tích tăng 5,3%, giá trị tăng 150%; Cam các loại diện tích 780ha, giá trị đạt 13 tỷ đồng so với năm 2005 diện tích tăng 14,7%, giá trị tăng 4,3%; Chè 200ha/220ha; Cao su 5.331,8ha/2.800ha, trong đó diện tích khai thác 2.500 ha, sản lượng đạt 2.500 tấn. Phong trào kinh tế vườn, kinh tế trang trại được quan tâm, ngày càng phát triển, đa dạng về quy mô, loại hình sản xuất.
* Chăn nuôi: Thực hiện Nghị quyết 03 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về
phát triển chăn nuôi, công tác lãnh đạo chỉ đạo được tập trung, tạo được chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Tập trung chỉ đạo sind hóa đàn bò, cải tạo và nâng cấp chất lượng đàn lợn nái, xây dựng mô hình trồng cỏ VA06,.... công tác tiêm phòng, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y, phòng, chống dịch bệnh xẩy ra đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đạt hiệu quả cao,... xuất hiện nhiều mô hình, điển hình trong chăn nuôi.
Năm 2010 tổng đàn trâu, bò có 39.000 con, so với năm 2005 tăng 17,8% (đàn trâu 18.000 con, tăng 15,6%; đàn bò 21.000 con, tăng 19,7%; đàn bò lai sind trong 5 năm đạt 3.539 con, bình quân đạt 707 con/năm); đàn lợn 37.000 con, so với năm 2005 tăng 3,18%; đàn gia cầm 430.000 con, so với 2005 tăng 17,8%. Sản lượng thịt hơi 4.500 tấn, so với năm 2005 tăng 36%; cá 330 tấn; trứng các loại 2.600, so với năm 2005 tăng 61%.
* Lâm nghiệp: Công tác quản lý Nhà nước được tăng cường và ngày
càng đi vào nề nếp; xử lý có hiệu quả các vụ việc tồn đọng kéo dài về tranh chấp rừng và đất lâm nghiệp; phối hợp với các ngành cấp tỉnh rà soát đất ở các
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chủ rừng giao cho dân sản xuất; xây dựng và triển khai chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả phương án bảo vệ và phòng chống cháy rừng nên đã hạn chế được thiệt hại do cháy rừng gây ra. Phong trào trồng rừng trong nhân dân phát triển mạnh mẽ, độ che phủ rừng đạt 64,5%, tăng 21,7% so với năm 2005, hiệu quả kinh tế lâm nghiệp ngày càng rõ nét. Khoanh nuôi bảo vệ 86.432ha; Diện tích rừng và đất lâm nghiệp 100.607 ha rừng, tăng 7% so với năm 2005; trồng rừng tập trung 7.327 ha, bình quân mỗi năm trồng được 1.465 ha, tăng 646,2% so với năm 2005 (trong đó: hộ gia đình 2.327ha, doanh nghiệp 5.000ha); hàng năm phát động trồng trên 15 vạn cây phân tán các loại, tương đương với 100 ha. Sản lượng gỗ khai thác 185.000 m3, bình quân mỗi năm khai thác 37.000 m3 (gỗ
rừng trồng 4.592m3, gỗ rừng tự nhiên 32.437m3); xử lý 1.142 vụ vi phạm lâm
luật, thu nộp ngân sách trên 8,5 tỷ đồng.
Trong quản lý kinh doanh lâm nghiệp, huyện đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển trồng rừng nguyên liệu và khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng tự nhiên.
* Nuôi trồng thủy sản: Đang từng bước được quan tâm chú trọng bằng việc
tận dụng nguồn nước mặt ao hồ để nuôi cá, mô hình nuôi cá lồng đang được nhân rộng quy mô trên địa bàn huyện. Sản lượng cá năm 2010 đạt 330 tấn; đã góp phần tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân.
Nhìn chung ngành nông nghiệp của huyện vẫn là chủ lực trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng tỷ trọng của ngành có xu hướng giảm trong những năm qua và những năm tới việc khai thác quỹ đất nông - lâm nghiệp có hạn, do vậy cần được đầu tư để phát triển theo hướng chuyên sâu, đi theo định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đẩy mạnh phát triển cây trồng hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao, chăn nuôi theo mô hình công nghiệp, đưa các loại giống vật nuôi mới để thay thế dần giống vật nuôi bản địa không có hiệu quả[12].
3.1.4.2. Công nghiệp - xây dựng cơ bản
a. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
của huyện đã có những bước phát triển, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất công nghiệp như Nhà máy gạch Tuynen siêu mịn tại xã Hương Bình,
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phúc Đồng, công suất 25 triệu viên/năm đã thu hút được lao động vào làm việc, chế biến Cao su tại xã Hà Linh. Đến năm 2010 trên địa bàn huyện có 80 doanh nghiệp, tăng 52 doanh nghiệp so với năm 2005 (năm 2005 có 28 doanh nghiệp), quan tâm đầy đủ đến bảo vệ môi trường, nhất là các cơ sở sản xuất gần khu vực dân cư, kêu gọi các nhà đầu tư, kết hợp với nguồn vốn Nhà nước để xây dựng hạ tầng cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề Gia Phố, Bắc Thị Trấn, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở 2 xã Phúc Trạch và Hương Trạch.
Nghề thủ công trong nhân dân như: Nghề mộc, sửa chữa điện tử, cơ khí sửa chữa...khai thác vật liệu xây dựng được khuyến khích phát triển theo định hướng quy hoạch của huyện.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010 đạt 155.500 triệu đồng, bằng 229,32% năm 2005.
b. Xây dựng: Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý nguồn vốn
ngày càng có hiệu qủa, chất lượng công trình được nâng lên. Kêu gọi, thu hút nhiều nguồn vốn từ doanh nghiệp, các tổ chức vào đầu tư xây dựng: Tập đoàn kinh tế Him lam đầu tư xây dựng trường Trung học Thị Trấn với tổng kinh phí trên 17 tỷ đồng, công ty Boinh tài trợ hơn 1,5 tỷ đồng xây dựng trường Tiểu học Tân Hoà- Hoà Hải, Ngân hàng Bắc Á đầu tư xây dựng trường Chu Văn An, ...; các tuyến đường giao thông được đầu tư xây dựng (đường Hồ Chí Minh, đường
15A, hệ thống đường liên xã, ...) tạo nên mạng lưới giao thông khá thuận lợi; hệ
thống điện lưới, các công trình phúc lợi xã hội như trường học, trạm y tế, các trụ sở xã, hệ thống chợ... được nâng cấp. Phong trào làm giao thông nông thôn hàng năm được phát huy, triển khai đồng bộ trên tất cả các xã, thị trấn; trong 5 năm đã làm được 220 km, đạt 110% NQ, so với năm 2005 tăng 90 km.
Triển khai các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản như: Chương trình mục tiêu Quốc gia, Chương trình 135, Chương trình kiên cố hoá trường học, các nguồn vốn ODA, CBRIP, JBIC, ... có hiệu quả. Tổng giá trị XDCB thực hiện trên địa bàn trong 5 năm 860.444 triệu đồng, trong đó từ nguồn ngân sách nhà nước 631.744 triệu đồng [12].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.4.3. Thương mại - dịch vụ
a. Thương mại - dịch vụ: Phát triển khá nhanh, đặc biệt doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, các hộ kinh doanh phát triển nhanh cả về số lượng, lĩnh vực đầu tư và doanh thu; các loại hình hình dịch vụ ngày càng phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Đã nâng cấp các chợ như Chợ Sơn, chợ Hương Trạch, chợ Hôm (Phương Mỹ), chợ Phương Điền, Chợ Trúc. Hệ thống dịch vụ như Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, các dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải, các loại hình dịch vụ viễn thông,... phát triển khá nhanh, đến năm 2010 đã có 3 khách sạn và 2 cơ sở lưu trú được xếp hạng.
b. Du lịch: Du lịch của huyện tập trung vào di tích danh thắng để phát huy
giá trị văn hóa các di tích lịch sử, Di tích văn hóa cấp Quốc gia như Cụm Di tích Đền thờ Vua Hàm Nghi - Đền Trầm Lâm - Đền Công Đồng, Chỉ huy Sở tiền phương Tổng cục hậu cần Đoàn 559, Đoàn 500; Khu chứng tích tôi ác chiến tranh xã Hương Trạch .... Đồng thời đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái như Thác Vũ Môn, Rào Rồng, Bãi Dài[12], ...