Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 42 - 115)

4. Yêu cầu của đề tài

1.8.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất

* Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

- Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân trong vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học được tính bao gồm các sản phẩm chính và sản phẩm phụ đối với cả trồng trọt và chăn nuôi.

- Xu thế năng suất phải tăng dần mới thể hiện được tính bền vững về hiệu quả kinh tế.

- Về chất lượng: Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn thị trường. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ tiếp cận thị trường, việc giải quyết ách tắc về thị trường phải được bắt đầu ngay từ khâu sản xuất: Chọn giống thích hợp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, bố trí thời vụ hợp lý nhất để bán sản phẩm được giá.

- Giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) trên một đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Các loại sản phẩm chính và sản phẩm phụ có đóng góp vào thu nhập đều phải được tính đến.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế được xem xét trong từng điều kiện cụ thể về không gian và thời gian để góp phần đề ra các quyết định cho hệ thống sử dụng đất. Tuy nhiên chỉ tiêu lãi ròng trong sản xuất ít nhất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng.

+ Giảm rủi ro: Hệ thống sử dụng đất cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh. Về thị trường tiêu thụ trước hết phải quan tâm đến thị trường nội địa sản phẩm dễ bảo quản, ít hư hỏng, thối hỏng, tránh cho người sản xuất không bị người mua độc quyền, ép giá.

* Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội

- Xác định hệ thống sử dụng đất trước hết cần quan tâm đến nhu cầu tối thiểu của người nông dân về ăn, ở và sinh hoạt rồi mới vươn lên để sản xuất hàng hoá. Sau nữa là quan tâm đến việc cho thu nhập thường xuyên, đều kỳ phù hợp với số vốn của người nông dân.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hệ thống phải phát huy được nội lực của nông hộ và nguồn lực của địa phương, được tổ chức trên đất mà người nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao với lợi ích các bên rạch ròi.

- Nguồn vốn vay được ổn định với lãi suất và thời gian phù hợp từ nguồn vốn tín dụng hoặc ngân hàng.

- Người dân được tham gia triệt để vào việc ra quyết định và phương án sản xuất, có quyền bình đẳng trong hưởng lợi đối với mọi hợp đồng có liên quan. + Về lao động xã hội: Bố trí sử dụng hợp lý nguồn lao động, quan tâm tới việc bình đẳng giới và quyền trẻ em: Không làm cho phụ nữ phải lao động nặng nhọc hơn, không lạm dụng sức lao động của trẻ em và tước đi quyền được học tập của chúng. Rút ngắn thời gian lao động và tăng thời gian học tập cho trẻ em.

+ Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp vơi pháp luật và hương ước cộng đồng

* Nhóm chỉ tiêu về môi trƣờng

Hệ thống Sử dụng đất phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Giữ đất không bị rửa trôi xói mòn: Thể hiện bằng sự giảm thiểu lượng đất mất hằng năm dưới ngưỡng cho phép. Ngưỡng này phải được xác định cho từng loại đất, từng thảm phủ thực vật ở mỗi địa phương.

+ Độ phì nhiêu đất tăng dần trong đó tuần hoàn hữu cơ được cải thiện.

+ Đảm bảo nguồn sinh thuỷ không bị khai thác cạn kiệt, hạ mức nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước.

+ Đảm bảo độ che phủ đạt ngưỡng an toàn sinh thái ( >35% ) che phủ liên tục trong năm .

+ Đảm bảo đa dạng sinh học thể hiện qua thành phần loài sinh vật( đa canh bền vững hơn độc canh, cây dài ngày có khả năng bảo vệ tốt hơn cây ngắn ngày...).

+ Bảo tồn quỹ gen: Tận dụng nhiều loài cây trồng bản địa vốn đã được chon lọc từ lâu đời thích nghi với điều kiện địa phương; bổ sung một số loài mới đảm bảo cân bằng sinh thái.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Hệ số đa dạng sinh học

+ Tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ diện tích đất trống được trồng.

Các chỉ tiêu thuộc 3 lĩnh vực trên được dùng để xem xét đánh giá một hệ thống sử dụng đất. Tuỳ theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau. Vì vậy khi đánh giá xem xét trong từng trường hợp cụ thể mà đặt cho đặt cho chúng những trọng số khác nhau.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Trong khuôn khổ của đề tài và cũng để thuận lợi cho công tác thu thập số liệu chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Nghiên cứu tất cả các LUT hiện có. - Đối với đất lâm nghiệp: Chỉ nghiên cứu LUT rừng trồng sản xuất - Đất nuôi trồng thủy sản, và

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu là huyện Hương Khê - tỉnh hà tĩnh, với 6 xã đại diện: xã Hương Trạch, xã Hương Lâm, xã Hương Giang, Phúc Trạch, thị trấn Hương Khê, Hương Liên là các xã có những yếu tố đặc trương của huyện Hương Khê

+ Giới hạn về thời gian: Các số liệu thống kê được lấy từ năm 2009 - 2011. Số liệu giá cả vật tư và nông sản phẩm hàng hoá điều tra vào thời điểm năm 2011.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Điều tra, nghiên cứu, đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan đến sản xuất nông nghiệp huyện Hương Khê quan đến sản xuất nông nghiệp huyện Hương Khê

- Đánh giá về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn,… - Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: dân số và lao động, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế, thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm. Từ đó rút ra những thuận lợi và hạn chế trong sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá chung.

2.3.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hương Khê

- Điều tra hiện trạng và tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hương Khê. - Nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hương Khê.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Hiệu quả kinh tế

+ Mức đầu tư kinh tế cho các loại cây trồng chính của huyện

+ Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm. + Hiệu quả kinh tế của cây ăn quả.

+ Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp (rừng trồng sản xuất). + Hiệu quả sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản

- Hiệu quả xã hội

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất trên các chỉ tiêu: + Khả năng thu hút lao động

+ Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường + Giá trị sản xuất/lao động nông nghiệp + Thu nhập bình quân/lao động

+ Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo - Hiệu quả môi trường + Tỷ lệ che phủ

+ Khả năng bảo vệ, cải tạo đất

+ Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

2.3.4. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nông nghiệp trên địa bàn huyện

- Xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng.

- Định hướng nâng cao sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả. - Dự kiến một số giải pháp sau định hướng.

- .

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện Hương Khê. Những xã được chọn là những xã có đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng có lợi thế về sản xuất nông nghiệp và đại diện cho các tiểu vùng có các loại cây công nghiệp chủ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lực như xã Hương Trạch, xã Hương Lâm, xã Hương Giang, Phúc Trạch, thị trấn Hương Khê, Hương Liên là các xã đại diện cho các LUT trồng lúa, các loại hoa màu, bưởi, cam, ....

2.4.2. Phương pháp thu thập các số liệu, tài liệu

* Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các cơ quan: Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - tài chính, các Sở, Ban, Ngành.

* Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ, chọn các hộ điều tra đại diện cho các xã trong tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các hộ được điều tra là các hộ tham trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp trên 06 xã đại diện cho 03 vùng, tiến hành điều tra 30

.

Điều tra trực tiếp ngoài đồng ruộng và các trang trại để xác định thực trạng và chuẩn hóa số liệu điều tra.

2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành tổng hợp theo hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất (LUT) và các kiểu sử dụng đất.

- Các số liệu thống kê được xử lý bằng chương trình Excel. Kết quả được trình bày bằng các bảng số liệu và biểu đồ.

- Hiệu quả sử dụng đất canh tác được đánh giá dựa trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế trong đánh giá đất.

2.4.4. Phương pháp chuyên gia

Tranh thủ ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành trong đánh giá và đề xuất loại hình hợp lý.

2.4.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

2.4.5.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp có thể dùng nhiều chỉ tiêu và cách xác định các chỉ tiêu tùy thuộc vào mục đích và phạm vi nghiên cứu. Dựa trên cơ sở khoa học của hiệu quả kinh tế và đặc điểm, yêu cầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên địa bàn huyện Hương Khê, có thể các định hệ thống các chỉ tiêu sau:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Hệ thống chỉ tiêu thứ nhất:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất (ha). + Giá trị sản xuất Golha là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 01 năm) trên 1 ha đất.

GO = Sản lượng sản phẩm x giá bán sản phẩm.

- Giá trị gia tăng VA/ha (Value added) là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất trên 1ha đất. Để tính VA cần phải tính được chi phí trung gian IE (Intermediate Expenditure) hoặc chi phí trực tiếp DC (Direct cost) đó là toàn bộ chi phí trực tiếp cho sản xuất như: Giống, phân bón, bảo vệ thực vật, nước và các dịch vụ sản xuất khác như vận tải, khuyến nông, lãi vay ngân hàng, tiền thuê lao động ngoài v.v…

VA = GO - DC hoặc VA = GO - IE

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất quan nhiều đến giá trị gia tăng, đặc biệt về các quyết định ngắn hạn trong sản xuất. Nó là kết quả trong việc đầu tư chi phí vật chất và lao động sống của từng hộ nông dân hoặc doanh nghiệp và khả năng quản lý của họ.

- Thu nhập hỗn hợp NVA/ha (Net Value Added)

Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất của 1 ha. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng.

NVA = VA - DP - T Trong đó: Dp là khấu hao tài sản cố định.

T là thuế sử dụng đất.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất (Thường tính cho 1000 đồng chi phí)

+ Giá trị sản xuất trên chi phí vật chất : HCGO = GO/DC + Giá trị gia tăng trên chi phí vật chất : HCVA = VA/DC + Thu nhập hỗn hợp trên chi phí vật chất : HCNVA = NVA/DC

Đây là các chỉ tiêu tương đối hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng 1000 đồng chi phí trung gian (hoặc chi phí trực tiếp). Khi sản xuất cạnh tranh các chỉ tiêu này sẽ quyết định sự thành bại của một loại sản phẩm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị lao động (lao động quy đổi hoặc 1 ngày công chuẩn).

+ Giá trị sản xuất trên lao động : HLGO = GO/LD + Giá trị gia tăng trên lao động : HLVA = VA/LD

+ Thu nhập hỗn hợp trên lao động : HLNVA = NVA/LD.

Các chỉ tiêu này đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại hình sử dụng đất, có thể dùng làm cơ sở để so sánh chi phí cơ hội lao động[21].

*Hệ thống chỉ tiêu thứ hai :

- Hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác

+ Giá trị sản xuất GO/ha (như hệ thống chỉ tiêu thứ nhất)

+ Lãi thô GM/ha (Gross Magin) là hiệu số của giá trị sản xuất và chi phí biến đổi. GM = GO - VC

Chi phí biến đổi VC (Variable Cost) còn ghọi là chi phí khả biến, là loại chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất.

Trong sản xuất nông nghiệp, chi phí biến đổi gồm các loại: Giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi phí, thuê máy móc và chi phí công lao động.

Chi phí cố định FC (Fixed Cost) là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp hay hộ nông dân phải chịu trong một thời kỳ về các khoản đầu tư vào tài sản cố định. Trong thời kỳ đó các khoản chi phí này không thay đổi và không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, thậm chí nếu không sản xuất vẫn phải chịu khoản chi phí này. Đối với hệ thống sử dụng đất thì đó là: Tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, thuê công cụ...

Lãi ròng : Ni là lãi ròng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay hộ nông dân.

Ni = GO - VC - FC - Hiệu quả trên một đơn vị chi phí.

Lãi thô trên chi phí biến đổi: HCGM = GM/VC Lãi ròng trên tổng chi phí vật chất: HC = GM/LD Lãi ròng trên một lao động: HL = NI/LD

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Khả năng ứng dụng các hệ thống chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả kinh tế đất.

Hệ thống chỉ tiêu thứ nhất : Có thể dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất

trong hộ nông dân và các trang trại quy mô nhỏ mà ở đó trình độ hạch toán thấp, chưa hạch toán được đày đủ chi phí lao động, nhất là lao động tự làm của hộ nông dân. Trong điều kiện dư thừa lao động thì người nông dân lấy công làm lãi .

Hệ thống chỉ tiêu thứ hai : Có thể áp dụng để tính toán xác định hiệu quả sử dụng

đất ở các trang trại, doanh nghiệp, lâm trường có quy mô sản xuất lớn, có trình độ hạch toán cao, có khả năng phân định được chi phí lao động, kể cả lao động thuê và lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 42 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)