4. Yêu cầu của đề tài
1.5.1. Hệ thống nông nghiệp và hệ thống sử dụng đất thích hợp
* Các khái niệm liên quan đến hệ thống
Theo Phạm Chí Thành[25] Phạm Chí Thành (1998), hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định như một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác.
Quan điểm hệ thống không phải đơn thuần là phép cộng mà là xem xét các phần tử trong hệ thống, mối tương tác của từng thành phần, các cấu trúc thứ bậc trong hệ thống, tính toàn cục và tính trội của nó.
* Hệ thống nông nghiệp
Dẫn theo Shaner[29] Đào Thế Tuấn (1987), hệ thống nông nghiệp là một phức hợp của đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, lao động, các nguồn lợi và đặc trưng khác trong một ngoại cảnh mà nông hộ quản lý tuỳ theo sở thích, khả năng và kỹ thuật có thể có.
Nhìn chung hệ thống nông nghiệp là một hệ thống hữu hạn trong đó con người đóng vai trò trung tâm, con người quản lý và điều khiển các hệ thống theo những quy luật nhất định, nhằm mang lại hiệu quả cao cho hệ thống nông nghiệp.
Trong hệ thống nông nghiệp có 3 đặc trưng đáng quan tâm sau:
- Tiếp cận từ “dưới lên” và xác định các vấn đề cần can thiệp để giải quyết cản trở. - Coi trọng mối quan hệ xã hội như những nhân tố của hệ thống.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Hệ thống canh tác
Theo M.sectisan 1987[38] M. Sectisan (1987), hệ thống canh tác là sản phẩm của 4 nhóm biến số: môi trường vật lý, kỹ thuật sản xuất, sự chi phối của nguồn tài nguyên và điều kiện kinh tế - xã hội. Trong hệ thống canh tác vai trò của con người được đặt vào vị trí trung tâm của hệ thống và quan trọng hơn bất kì nguồn tài nguyên nào kể cả đất canh tác. Muốn phát triển một vùng sản xuất nông nghiệp thì kỹ năng của người nông dân có tác dụng hơn độ phì nhiêu của đất. Hệ thống canh tác được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế - xã hội phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn và nguồn lực của nông hộ[38] M. Sectisan (1987).
Theo quan điểm của FAO[35] FAO (1992): hệ thống sử dụng đất (Land Use System - LUS) là sự kết hợp của các hợp phần đơn vị bản đồ đất đai (LMU) và các loại hình sử dụng đất (LUT). Như vậy (LUS) có một hợp phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất đai. Trong đó hợp phần đất đai là các đặc tính đất đai của LMU ví dụ như thời vụ cây trồng, độ dốc, thành phần cơ giới đất… Hợp phần sử dụng đất là sự mô tả LUT bởi các thuộc tính. Các đặc tính của LMU và các thuộc tính của LUT đều ảnh hưởng đến tính thích hợp của đất đai.
Cấu trúc hệ thống sử dụng đất được thể hiện qua sơ đồ 2.1 sau:
Hình 1.1: Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
Loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT) là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định. Các thuộc tính đó bao gồm: quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như làm đất, đầu tư vật tư kỹ thuật...
HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT (LAND USE SYSTEM) Loại hình sử dụng đất
(Land Utilization Type)
Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)
Cải tạo đất đai (Land Improvement)
Đầu tư (Inputs)
Yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirements)
Chất lượng đất đai (Land Qualities)
Năng suất, thu nhập (Outputs)
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật như định hướng thị trường, vốn, thâm canh, lao động, vấn đề sở hữu đất đai. Không phải tất cả các thuộc tính trên đều được đề cập như nhau trong việc đánh giá đất mà việc lựa chọn các thuộc tính và mức độ mô tả chi tiết phụ thuộc vào tình hình sử dụng đất của địa phương cũng như cấp độ, yêu cầu chi tiết và mục tiêu của công tác đánh giá đất.
Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp trong thực tế bao gồm: hệ thống sử dụng đất trồng trọt (LUT cây trồng), hệ thống sử dụng đất chăn nuôi (các LUT vật nuôi) và hệ thống sử dụng đất lâm nghiệp (các LUT cây lâm nghiệp). Nói cách khác hệ thống sử dụng đất nông nghiệp bao hàm hệ thống cây trồng và hệ thống vật nuôi. Vấn đề đặt ra là chúng ta tiến hành nghiên cứu các đặc trưng, khả năng thích hợp và tính hiệu quả, bền vững của các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp hiện tại để làm căn cứ đề xuất hướng sử dụng đất hợp lý cho quy hoạch.