Khái niệm về hiệu quả

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 39 - 40)

4. Yêu cầu của đề tài

1.8.1. Khái niệm về hiệu quả

Khi nghiên cứu về hiệu quả có rất nhiều quan điểm khác nhau do cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả. Có thể tóm tắt thành các quan điểm sau đây

Quan điểm 1: Trước đây người ta coi hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế. Ngày nay quan điểm này không còn phù hợp, bởi lẽ nếu cùng một kết quả sản xuất nhưng 2 mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng cùng có một hiệu quả, điều đó không đúng.

Quan điểm 2: Hiệu quả được xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân. Hiệu quả sẽ cao khi nhịp độ tăng của các chỉ tiêu đó cao, nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng tăng nhanh hơn thì sao? Hơn nữa điều kiện sản xuất của các năm có thể khác nhau, do đó quan điểm này cũng chưa được thỏa đáng.

Quan điểm 3: Coi hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa xã hội. Quan điểm này cho rằng mức tiêu dùng với tính cách là đại diện cho mức sống của nhân dân là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội.

Ở đây cần phân biệt hiệu quả và vai trò tác dụng của nó. Hiệu quả nói chung và hiệu quả kinh tế nói riêng có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao mức sống của người dân, nó là phương tiện đi đến thỏa mãn mục tiêu cao hơn. Song hiệu quả không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu, nên phải xác định nó ở dạng công cụ chứ không phải là tác dụng cuối cùng của nó.

Quan điểm 4: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng khối lượng kết kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân[21].

Như vậy trong thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả. Trước kia do nhận thức của con người còn hạn chế nên người ta thường có quan niệm kết quả và hiệu quả chỉ là một. Sau này khi nhận thức của con người phát triển cao hơn thì người ta

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đã thấy rõ sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả. Tuy nhiên việc xác định bản chất và khái niệm về hiệu quả cần phải xuất phát từ những luận điểm triết học Mác và những luận điểm của hệ thống sau này.

Việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm triết học của Mác và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau đây:

- Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là một quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đồi sống con người qua mọi thời đại.

- Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.

- Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch và kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được so với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn.

Từ những quy luật và lý thuyết hệ thống nói trên, chúng ta thấy rằng bản chất của hiệu quả được xem là:

+ Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong đồi sống xã hội + Việc bảo tồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển lâu bền.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 39 - 40)