4. Yêu cầu của đề tài
1.8.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Khi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chúng ta không chỉ đánh giá về một mặt kinh tế mà phải xem xét, đánh giá cả về mặt hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường.
- Hiệu quả kinh tế: Là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của một xã hội.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
* Một là, mọi hoạt động sản xuất của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian“.
* Hai là, Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống. * Ba là, Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các hoạt động nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
Tóm lại: Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả. Nó có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu quả có khả năng lượng hoá hoá, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu.
- Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất đem lại. Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội là rất khó khăn, do vậy chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính như tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định chổ ở, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư lành mạnh xã hội...
. - Hiệu quả môi trường: Được các nhà môi trường học và dặc biệt là người dân rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động sản xuất đó không có những ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học và đảm bảo một mô hình sản xuất phát triển bền vững.
Tóm lại: Để đánh giá hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp cần phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hiệu quả chung của toàn nền kinh tế. Hiệu quả đó bao gồm: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường. Ba hiệu quả này có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất và không thể tách rời nhau.