Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 46 - 115)

4. Yêu cầu của đề tài

2.3.4. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất

nông nghiệp trên địa bàn huyện

- Xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng.

- Định hướng nâng cao sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả. - Dự kiến một số giải pháp sau định hướng.

- .

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện Hương Khê. Những xã được chọn là những xã có đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng có lợi thế về sản xuất nông nghiệp và đại diện cho các tiểu vùng có các loại cây công nghiệp chủ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lực như xã Hương Trạch, xã Hương Lâm, xã Hương Giang, Phúc Trạch, thị trấn Hương Khê, Hương Liên là các xã đại diện cho các LUT trồng lúa, các loại hoa màu, bưởi, cam, ....

2.4.2. Phương pháp thu thập các số liệu, tài liệu

* Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các cơ quan: Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - tài chính, các Sở, Ban, Ngành.

* Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ, chọn các hộ điều tra đại diện cho các xã trong tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các hộ được điều tra là các hộ tham trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp trên 06 xã đại diện cho 03 vùng, tiến hành điều tra 30

.

Điều tra trực tiếp ngoài đồng ruộng và các trang trại để xác định thực trạng và chuẩn hóa số liệu điều tra.

2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành tổng hợp theo hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất (LUT) và các kiểu sử dụng đất.

- Các số liệu thống kê được xử lý bằng chương trình Excel. Kết quả được trình bày bằng các bảng số liệu và biểu đồ.

- Hiệu quả sử dụng đất canh tác được đánh giá dựa trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế trong đánh giá đất.

2.4.4. Phương pháp chuyên gia

Tranh thủ ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành trong đánh giá và đề xuất loại hình hợp lý.

2.4.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

2.4.5.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp có thể dùng nhiều chỉ tiêu và cách xác định các chỉ tiêu tùy thuộc vào mục đích và phạm vi nghiên cứu. Dựa trên cơ sở khoa học của hiệu quả kinh tế và đặc điểm, yêu cầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên địa bàn huyện Hương Khê, có thể các định hệ thống các chỉ tiêu sau:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Hệ thống chỉ tiêu thứ nhất:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất (ha). + Giá trị sản xuất Golha là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 01 năm) trên 1 ha đất.

GO = Sản lượng sản phẩm x giá bán sản phẩm.

- Giá trị gia tăng VA/ha (Value added) là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất trên 1ha đất. Để tính VA cần phải tính được chi phí trung gian IE (Intermediate Expenditure) hoặc chi phí trực tiếp DC (Direct cost) đó là toàn bộ chi phí trực tiếp cho sản xuất như: Giống, phân bón, bảo vệ thực vật, nước và các dịch vụ sản xuất khác như vận tải, khuyến nông, lãi vay ngân hàng, tiền thuê lao động ngoài v.v…

VA = GO - DC hoặc VA = GO - IE

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất quan nhiều đến giá trị gia tăng, đặc biệt về các quyết định ngắn hạn trong sản xuất. Nó là kết quả trong việc đầu tư chi phí vật chất và lao động sống của từng hộ nông dân hoặc doanh nghiệp và khả năng quản lý của họ.

- Thu nhập hỗn hợp NVA/ha (Net Value Added)

Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất của 1 ha. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng.

NVA = VA - DP - T Trong đó: Dp là khấu hao tài sản cố định.

T là thuế sử dụng đất.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất (Thường tính cho 1000 đồng chi phí)

+ Giá trị sản xuất trên chi phí vật chất : HCGO = GO/DC + Giá trị gia tăng trên chi phí vật chất : HCVA = VA/DC + Thu nhập hỗn hợp trên chi phí vật chất : HCNVA = NVA/DC

Đây là các chỉ tiêu tương đối hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng 1000 đồng chi phí trung gian (hoặc chi phí trực tiếp). Khi sản xuất cạnh tranh các chỉ tiêu này sẽ quyết định sự thành bại của một loại sản phẩm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị lao động (lao động quy đổi hoặc 1 ngày công chuẩn).

+ Giá trị sản xuất trên lao động : HLGO = GO/LD + Giá trị gia tăng trên lao động : HLVA = VA/LD

+ Thu nhập hỗn hợp trên lao động : HLNVA = NVA/LD.

Các chỉ tiêu này đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại hình sử dụng đất, có thể dùng làm cơ sở để so sánh chi phí cơ hội lao động[21].

*Hệ thống chỉ tiêu thứ hai :

- Hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác

+ Giá trị sản xuất GO/ha (như hệ thống chỉ tiêu thứ nhất)

+ Lãi thô GM/ha (Gross Magin) là hiệu số của giá trị sản xuất và chi phí biến đổi. GM = GO - VC

Chi phí biến đổi VC (Variable Cost) còn ghọi là chi phí khả biến, là loại chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất.

Trong sản xuất nông nghiệp, chi phí biến đổi gồm các loại: Giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi phí, thuê máy móc và chi phí công lao động.

Chi phí cố định FC (Fixed Cost) là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp hay hộ nông dân phải chịu trong một thời kỳ về các khoản đầu tư vào tài sản cố định. Trong thời kỳ đó các khoản chi phí này không thay đổi và không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, thậm chí nếu không sản xuất vẫn phải chịu khoản chi phí này. Đối với hệ thống sử dụng đất thì đó là: Tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, thuê công cụ...

Lãi ròng : Ni là lãi ròng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay hộ nông dân.

Ni = GO - VC - FC - Hiệu quả trên một đơn vị chi phí.

Lãi thô trên chi phí biến đổi: HCGM = GM/VC Lãi ròng trên tổng chi phí vật chất: HC = GM/LD Lãi ròng trên một lao động: HL = NI/LD

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Khả năng ứng dụng các hệ thống chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả kinh tế đất.

Hệ thống chỉ tiêu thứ nhất : Có thể dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất

trong hộ nông dân và các trang trại quy mô nhỏ mà ở đó trình độ hạch toán thấp, chưa hạch toán được đày đủ chi phí lao động, nhất là lao động tự làm của hộ nông dân. Trong điều kiện dư thừa lao động thì người nông dân lấy công làm lãi .

Hệ thống chỉ tiêu thứ hai : Có thể áp dụng để tính toán xác định hiệu quả sử dụng

đất ở các trang trại, doanh nghiệp, lâm trường có quy mô sản xuất lớn, có trình độ hạch toán cao, có khả năng phân định được chi phí lao động, kể cả lao động thuê và lao động tự làm. Công lao động được trả theo mức lương cố định hàng tháng cho công nhân[21].

2.4.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

- Hệ thống phải phát huy được nội lực của nông hộ và nguồn lực của địa phương. - Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với luật pháp và hương ước cộng đồng. Ví dụ không bố trí cấy trồng có sức chống xói mòn yếu ở đầu nguồn, cây trồng không phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương sẽ không được cộng đồng ủng hộ...

- Mức độ sử dụng lao động, giải quyết việc làm.

- Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật. - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, đảm bảo an toàn lương thực.

2.4.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

- Giữ đất không bị rửa trôi, xói mòn thể hiện bằng sự giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới ngưỡng cho phép, ngưỡng này xác định cho mỗi loại cây, từng thảm phủ thực vật ở mỗi địa phương.

- Độ phì nhiêu đất tăng dần

- Tỷ lệ che phủ của các loại hình sử dụng đất.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hƣơng Khê nông nghiệp của huyện Hƣơng Khê

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hương Khê là huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, có tọa độ địa lý từ 170

58' đến 18023' độ vĩ Bắc và từ 105027' đến 105056' độ kinh Đông.

Phía Bắc giáp huyện Vũ Quang và Can Lộc. Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình.

Phía Đông giáp huyện Thạch Hà và Hương Khê.

Phía Tây giáp huyện Vũ Quang và giáp nước CH DCND Lào[12].

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hương Khê có 21 xã và 1 thị trấn; thị trấn Hương Khê là trung tâm huyện lỵ, nằm trên trục đường Hồ Chí Minh cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 45 km về phía Đông, trên địa bàn huyện có Quốc Lộ 15 và tuyến đương sắt chạy qua thuận lợi cho việc giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa.

- Về phía Bắc khoảng 35 km là thị trấn Vũ Quang - Một thị trấn mới gắn liền với rừng Quốc gia Vũ Quang và công trình thủy lợi đa chức năng Ngàn Trươi - Cẩm Trang. Hai địa điểm này, một là Khu bảo tồn thiên nhiên lớn của cả nước, một là công trình thủy lợi với dung tích thứ hai toàn quốc. Cùng nằm trên trục đường Hồ Chí Minh trong định hướng phát triển các đô thị phía Tây của tỉnh, nên có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy Hương Khê khai thác khả năng lợi thế phát triển.

- Về phía Tây Nam khoảng 80 km là Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo (Minh Hóa - Quảng Bình) cùng với Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo (Hương Sơn - Hà Tĩnh) cách Hương Khê 100 km về phía Tây Bắc tạo ra hai đầu mối giao thương quốc tế với nước bạn Lào và các nước trong khu vực Asean. Gắn liền với hai Khu kinh tế cửa khẩu này là hai cửa khẩu Quốc tế và hai tuyến đường Asean: Quốc lộ 8 (nối với QL 1A tại thị xã Hồng Lĩnh) và quốc lộ 12 (nối với Khu kinh tế Vũng Áng). Sẽ tạo ra hai trụ ngang của đất nước phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ hàng hóa. Tuyến đường Hồ Chí Minh sẽ cắt ngang qua hai trục này sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển theo.

- Bên cạnh đó những vùng lân cận Hương Khê có rất nhiều các đô thị trong và ngoài tỉnh có mối liên hệ mật thiết bằng các tuyến giao thông huyết mạch: Thành phố Hà Tĩnh- Khu Kinh tế Vũng Áng- thị trấn Tây Sơn … Các mối liên hệ này đem lại nhiều thuận lợi trong giao thương hàng hóa, giao lưu văn hóa, mở rộng tiềm năng giải quyết lao động, việc làm....

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

a. Địa hình: Địa hình của huyện bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối, núi

đồi và thung lũng tạo thành các kiểu địa hình khác nhau: Địa hình núi cao trung bình, địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng, địa hình đồi bát úp và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Chênh lệch độ cao giữa các vùng trong

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

huyện rất lớn. Hương Khê là huyện miền núi, diện tích đồi núi chiếm 90% diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng và thung lũng hẹp chiếm 10%. Do vậy đất nông nghiệp và đất ở của huyện chạy dài theo địa hình từ Tây Bắc - Đông Nam và ở giữa 2 dãy núi, phía Tây Nam là dãy Trường sơn, độ cao từ trung bình 800 - 1.300 m (cao nhất là núi Bà Mụ (1.357 m), phía Đông Bắc là dãy Trà Sơn, độ cao từ 300 - 470 m.

Địa hình huyện Hương Khê có 3 dạng chính là địa hình núi cao trung bình, địa hình đồi núi thấp, địa hình thung lũng kiến tạo - xâm thực.

- Địa hình núi cao trung bình là địa hình được uốn nếp khối, nâng lên tạo thành một dải hẹp dọc theo biên giới Việt - Lào. Gồm các núi cao từ 900 mét trở lên.

- Địa hình đồi núi thấp là địa hình có dạng đỉnh nhọn, sườn dốc bị xâm thực chia cắt bởi dãy Trường sơn và Trà sơn.

- Địa hình thung lũng kiến tạo - xâm thực là địa hình chủ yếu là đất nông nghiệp, các khu dân cư xen kẽ, sông suối và các hồ đập.

b. Địa mạo: Có các dạng địa mạo chủ yếu:

- Địa mạo thung lũng sông (dọc các sông Ngàn Sâu, sông Tiêm và sông Nổ). - Địa mạo Castơ: Là dạng địa mạo đặc trưng cho vùng núi đá vôi, tập trung ở xã Hương Trạch, Hương Liên.

- Địa mạo núi cao trên 700 m: Nằm ở phía Tây Nam của huyện, phân bố chủ yếu ở các xã dọc theo tuyến biên giới Việt - Lào (thuộc dãy Trường Sơn).

- Địa mạo núi cao từ 300 - 470 m: Gồm các dãy núi thấp và đồi xen kẽ tạo thành các khu vực rộng lớn ở các xã Hương Bình, Hương Vĩnh, Hương Giang, Lộc Yên, Hà Linh, Hương Đô, Lộc Yên, Hương Thuỷ, Phương Mỹ....

- Địa mạo đồi thấp: Phân bố ở vùng trung tâm huyện gồm Thị trấn Hương Khê, xã Phú Phong và một phần đất của các xã: Hương Trà, Hương Xuân, Gia Phố, Hương Giang, Phúc Đồng, Hương Long.

Theo kết quả điều tra về độ dốc đất đai được phân ra, như sau: + Độ dốc < 8 0

chiếm 14,19% diện tích tự nhiên.

+ Độ dốc từ 8 đến 15o chiếm 34,57% diện tích tự nhiên. + Độ dốc từ 15 đến 25o

chiếm 26,18% diện tích tự nhiên. + Độ dốc > 25o

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Hương Khê nằm ở vùng núi của tỉnh Hà Tĩnh, có khí hậu khắc nghiệt, chịu nhiều lũ lụt trong mùa mưa, hạn hán kéo dài nhiều tháng trong mùa khô, chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió Tây Nam) khô nóng ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi, đời sống của cư dân địa phương, thiếu nước ngọt cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt.

- Gió: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Lào khô nóng làm lượng bốc hơi lớn, thiếu nước ngọt, hạn hán kéo dài.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm từ 1.100 - 1.300 giờ.

- Mưa: Là khu vực có lượng mưa rất lớn, mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 2 của năm sau, tập trung nhiều nhất vào tháng 8,9,10. Lượng mưa trung bình năm 2000mm 33630mm.

- Độ ẩm Trung bình năm 84,5%, cao nhất là 92%

- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm 926,5mm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 46 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)