4. Yêu cầu của đề tài
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
- Khu vực địa hình bằng phẳng và bãi bồi hai bên sông Ngàn Sâu: + Lớp đất màu: Dày 0,5 2,0m. Cát pha, sét pha có độ chịu tải khoảng <1,0kg/cm2
. + Lớp cát pha sét, cát pha sạn sỏi lẫn xác động thực vật. Độ chịu tải 1 1,5kg/cm2.
+ Lớp sét, sét pha sỏi sạn: Độ chịu tải > 1,5kg/cm2
.
- Khu vực ao hồ: Có lớp bùn dày 0,5 1,0m; có nơi > 1,5 m. Độ chịu tải kém, khi xây dựng công trình phải nạo vét hết lớp bùn mới san lấp để đảm bảo an toàn cho nền móng công trình.
- Khu vực các đồi bát úp:
+ Lớp màu dày 0,8 1,0m, hoặc sét pha cát có lẫn sỏi sạn, độ chịu tải 1 1,5 kg/cm2. + Lớp đá phong hoá mạnh lẫn đá dăm, đất sét pha cát, độ chịu tải > 2 kg/cm2. + Lớp đá tảng bị phong hoá[12].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.2.2. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Hàng năm trên lãnh thổ huyện tiếp nhận lượng nước mưa
khoảng 10,2* 109m3 nước, tương đương lượng mưa 1.750 mm/năm, tuy nhiên vẫn nhỏ hơn mức trung bình của vùng. Lượng nước mưa trên rải đều, nhưng có tới 90% tổng lượng mưa và 2/3 số ngày mưa trong năm diễn ra trong 5 tháng mùa mưa. Một phần lượng nước này bị bốc hơi, phần còn lại khoảng 5,5*109m3, ứng với lớp dòng chảy mặt trung bình cho toàn lãnh thổ khoảng 950 mm. Tổng diện tích lưu vực của 3 sông chính (sông Ngàn Sâu, sông Tiêm, sông Nổ) và khoảng 112 hồ chứa có khối lượng nước ước tính hàng chục tỷ m3/năm.
- Nước ngầm: Theo số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh thì
nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú, các loại nước ngầm đều có chất lượng đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Điều kiện khai thác dễ dàng đáp ứng yêu cầu cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân và khai thác quy mô công nghiệp. Nhưng nhược điểm là khai thác sâu và có hiện tượng cạn kiệt vào mùa khô. Do là huyện miền núi nên quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp - lâm nghiệp là chính, đồng thời có diện tích rừng lớn nên nguồn nước ngầm không bị ô nhiễm[12].
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Đây là nguồn tài nguyên phong phú và là thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Hương Khê.
a. Diện tích đất lâm nghiệp: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010 thì tổng
diện tích đất lâm nghiệp là 96.532,89 ha, chiếm 76,42% diện tích tự nhiên, trong đó: + Đất rừng sản xuất : 48.101,02 ha, chiếm 38,07% diện tích tự nhiên
+ Đất rừng phòng hộ : 30.823,36 ha, chiếm 24,40% diện tích tự nhiên + Đất rừng đặc dụng : 17.662,51 ha, chiếm 13,95% diện tích tự nhiên
Diện tích rừng lớn với nhiều loại gỗ, trong đó có các loại gỗ quý như: Pơmu, lim, gụ, dổi, táu, vàng tâm....
Hiện tại trên địa bàn các tổ chức kinh tế đã xây dựng các dự án phát triển rừng theo Quyết định 661/ QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ. Diện tích rừng được giao cho các tổ chức quản lý, như sau:
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Công ty Cao su Hà Tĩnh quản lý 5.635,30 ha, trong đó: + Rừng và đất rừng phòng hộ 6,00 ha
+ Rừng và đất rừng sản xuất 5.629,30 ha
Ngoài ra theo định hướng còn phát triển rừng ở 15 tiểu khu trên các xã Hà Linh, Phương Mỹ, Hương Thuỷ, Hương Xuân, Hương Vĩnh.
- Vườn quốc gia Vũ Quang quản lý 11.962,5 ha; rừng và đất chư có rừng nằm trên địa giới xã Hoà Hải, trong đó:
+ Rừng đặc dụng : 11.799,00 ha
+ Rừng phòng hộ : 163,50 ha
- Ban quản lý rừng phòng hộ sông Tiêm quản lý diện tích là 15.077,60 ha:
+ Đất rừng phòng hộ : 11.640,70 ha
+ Đất rừng sản xuất : 3.436,90 ha
- Ban quản lý rừng phòng hộ sông Ngàn Sâu quản lý 16.771,00 ha, trong đó:
+ Đất rừng phòng hộ : 7.185,80 ha
+ Đất rừng sản xuất : 9.585,20 ha
- Lâm trường Chúc A quản lý diện tích là 22.421,90 ha, trong đó:
+ Đất rừng phòng hộ : 9.018,80 ha
+ Đất rừng sản xuất :13.403,10 ha
- Công ty cao su Hương Khê quản lý 9.797,90 ha, trong đó:
+ Đất rừng phòng hộ : 1.974,40 ha
+ Đất rừng sản xuất : 7.823,50 ha
- Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ quản lý 5.823,60 ha đất rừng phòng hộ.
Theo định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện cũng như của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình thì trồng rừng sản xuất những cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, như: quế, dó trầm, thông, cao su...
b. Hệ thực vật: Có 760 loài của 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc
cao có mạch, như; thông, tuế, thông đất, khuyết lá thông, cỏ tháp bát, dương xỉ, dây gắm, trong đó có 207 loài cây gỗ thuộc 60 họ (trong đó có 117 loài chiếm ưu thế
trong các loại cây rừng), các loài dây leo thuộc 17 họ, trên 20 loài thực vật bậc cao
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo danh mục trong sách đỏ Việt Nam, huyện Hương Khê có 18 loài thực vật quý hiếm như: Trầm hương, tuế đá vôi, hoàng đàn, mun, pơ mu,... Tuy nhiên nhiều loài trong số này đang có nguy cơ bị hủy diệt.
Vốn rừng và quỹ đất rừng của Hương Khê rất lớn, vừa có giá trị về kinh tế và vừa có ý nghĩa phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Hệ động vật: Có 293 loài trong đó lớp thú có 51 loài thuộc 19 họ; Lớp chim 175
loài thuộc 45 họ; Lớp bò sát 5 loài thuộc 15 họ; Lớp ếch nhái 17 loài thuộc 5 họ... ngoài động vật thông thường còn có nhiều động vật quý hiếm như: Sao la, hổ, báo, công, vượn, khỉ, hươu... cần được bảo vệ, cho nên phải ngăn cấm việc săn bắn các loài động vật hoang dã nhằm phục hồi được hệ sinh thái tự nhiên.
So với toàn quốc thì số loài động vật ở Hương Khê thuộc loại trung bình
(chiếm 20,63%). Các loài động vật ở đây đều là những loài phân bố rộng, có mặt ở
nhiều khu vực, lãnh thổ trong nước.
Trong 293 loài động vật thì có nhiều loại đã bị diệt chủng và có 39 loài quý hiếm có nguy cơ bị diệt chủng, trong đó có lớp thú 18 loài, lớp chim 8 loài, lớp bò sát 12 loài, lớp ếch nhái 01 loài[12].
3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Trữ lượng khoáng sản của huyện Hương Khê về chủng loại và trữ lượng không nhiều:
- Nhóm nhiên liệu than đá, than nâu trữ lượng gần 8 triệu tấn ở địa bàn các xã: Hà Linh, Phúc Đồng, Hương Thuỷ, Hương Giang đã được Công ty khai thác khoáng sản Hà Tĩnh khai thác.
- Nhiên liệu chịu lửa có dolomit trữ lượng 0,83 triệu tấn. - Nhóm phi kim có gốm, sứ, thủy tinh.
- Nguyên liệu làm phân bón có than bùn, photphorit. - Vật liệu xây dựng có các loại cát, sỏi, đá:
+ Đá vôi xanh có ở các xã: Hương Trạch, Phúc Trạch có trữ lượng lớn và có thể đưa vào để sản xuất xi măng. Trong những năm tới cần được đầu tư để khai thác.
+ Sét để sản xuất gạch Tuynel, hiện nay đã xây dựng nhà máy ở xã Phúc Trạch; nhưng trong những năm tới cần mở rộng khai thác đất sét để đưa vào sản xuất gạch ở các xã khác như Phúc Đồng, Phú Gia, Hương Đô.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Hệ thống sông suối của Hương Khê khá dốc nên việc hình thành cát sỏi tương đối tốt, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho ngành xây dựng như ở xã Hương Trạch, Hương Thuỷ, Phúc Đồng, Hà Linh[12].
3.1.2.5. Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn huyện Hương Khê hiện có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống
(Kinh, Lào, Chứt) trong đó người Kinh chiếm đa số, dân tộc thiểu số ở huyện chỉ có
949 khẩu trong 228 hộ gia đình.
Tuy nhiên mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng nên đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng, nhiều nét độc đáo. Sự đa dạng của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay, được thể hiện qua các tác phẩm văn thơ, câu đối, các làn điệu dân ca, lễ hội,...
Trên địa bàn huyện còn có các di tích thắng cảnh như đền Hàm Nghi, đền thờ Ngô Đăng Minh, di tích lịch sử văn hoá Rược Cồn, chứng tích tội ác chiến tranh trường Trung học cơ sở Hương Phúc - Hương Trạch cùng với những làng nghề truyền thống như Thiêu ren, làm bún, bánh ở Hương Long, Gia Phố và các lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hoá dân tộc.
Bên cạnh đó người dân Hương Khê có truyền thống yêu nước được thể hiện qua các cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước, đã cùng với cả nước đóng góp sức người, sức của cho cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH.
Vì vậy những giá trị văn hoá truyền thống đều được người dân quan tâm gìn giữ và phát để lưu truyền, giáo dục cho thế hệ mai sau[12].
3.1.2.6. Đánh giá chung
* Những thuận lợi, lợi thế
- Có vị trí thuận lợi do nằm gần khu bảo tồn thiên nhiên, công trình thủy điện (huyện Vũ Quang), các đô thị và các khu kinh tế trong tỉnh nên có sự ảnh hưởng tích cực trong quá trình đô thị hóa của huyện.
- Có giao thông thuận lợi (đường sắt, giao thông đường bộ quốc lộ và tỉnh lộ) vì vậy có điều kiện mở rộng giao thương với các địa phương trong nước và quốc tế.
- Kinh tế đã có bước phát triển khá toàn diện, liên tục và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng: Tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông- lâm nghiệp, phát huy ngày càng rõ hơn những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tiềm năng đất đai có nhiều lợi thế, phù hợp với cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây và cây hương liệu quý (cây Gió Trầm); mặt khác do quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều nên có điều kiện để mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị.
- Lực lượng lao động dồi dào; cán bộ quản lý, chuyên môn khoa học được đào tạo chính quy; lao động nông nghiệp có kinh nghiệm và được tập huấn qua mô hình khuyến nông, khuyến lâm nên nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, hiện đại vào sản xuất.
* Những khó khăn hạn chế
- Trên lĩnh vực kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, giá trị thương mại - dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. Một số chỉ tiêu như: Năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu hàng năm; hiệu quả kinh tế vườn, kinh tế trang trại chưa tương xứng tiềm năng; hiệu quả sản xuất vụ đông còn thấp; phát triển sản xuất chưa thực sự bền vững, ....
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông nghiệp chưa đạt yêu cầu, tỷ trọng chăn nuôi còn thấp, ngành dịch vụ chưa thực sự phát triển để đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, chưa có tính đột phá; công tác giải phóng mặt bằng của một số dự án gặp khó khăn làm ảnh hưởng triển khai thực hiện các dự án theo kế hoạch.
Hoạt động thương mại - dịch vụ tuy có chuyển biến nhưng còn chậm so với mặt bằng chung toàn tỉnh, chưa khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh. Các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế; kinh tế hợp tác chưa được phát huy, nhất là HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động hiệu quả còn thấp.
Chưa khai thác tốt các nguồn thu, còn để thất thu. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và triển khai thực hiện một số dự án gặp khó khăn về nguồn vốn, tiến độ thi công, chất lượng chưa đảm bảo.
- Trên lĩnh vực Văn hoá- xã hội: Một số chỉ tiêu còn đạt thấp như tỷ lệ phổ cấp giáo dục bậc Trung học, tỷ lệ trạm y tế có Bác sỹ, tỷ lệ gia đình văn hoá, gia đình thể thao.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Công tác cải cách hành chính trên một số mặt chuyển biến chậm, kết quả còn hạn chế. Triển khai thực hiện một số đề án về về cải cách thủ tục hành chính hiệu quả chưa cao.
- Chưa tập trung khai khác hết tiềm năng đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động để phát triển kinh tế.
- Là huyện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, nhưng diện tích này chủ yếu là các doanh nghiệp quản lý (87,5%), xã và người dân quản lý thấp (12,5%). Do đó cần giao cho người dân quản lý nhiều hơn để tạo việc làm cho người dân.
- Lực lượng lao động đông nhưng số đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên sâu còn ít, trong khi môi trường làm việc ở huyện có sức hấp dẫn chưa cao. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn gặp nhiều khó khăn.