Kết quả lựa chọn loại hình sử dụng đất có triển vọng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 91 - 115)

4. Yêu cầu của đề tài

3.4.2.Kết quả lựa chọn loại hình sử dụng đất có triển vọng

Từ những căn cứ trên và thông qua kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất, chúng tôi đề xuất các loại hình sử dụng đất có triển vọng ở huyện Hương Khê như sau:

LUT 2 lúa

LUT 1 lúa - 1 màu LUT chuyên màu LUT cây ăn quả LUT rừng trồng

Loại hình sử dụng đất 2 lúa: Hiện trạng LUT này đang chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện, mặc dù hiệu quả về mặt kinh tế chưa cao nhưng đây là LUT truyền thống của huyện, hơn nữa việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu cây trồng đối với một huyện miền núi như huyện Hương Khê tương đối khó nếu không có một nguồn kinh phí đầu tư đáng kể. LUT này được đa số người dân chưa có điều kiện đầu tư nhiều chấp nhận, giúp ổn định an ninh lương thực cho huyện.

Loại hình sử dụng đất 1 lúa - 1 màu chiếm tỷ lệ diện tích tương đối so với diện tích trồng cây hàng năm, nó giải quyết được vấn đề về hiệu quả kinh tế và dư thừa lao động, bên cạnh đó sản phẩm tương đối dồi dào, nhiều chủng loại và được đại đa số người dân chấp nhận, và trong công tác cải tạo đất có sự hỗ trợ tương tác giữa trồng màu và trồng lúa.

Loại hình sử dụng đất chuyên màu: Đây là loại hình sử dụng đất mà trong đó có các hệ thống cây trồng phong phú: Các loại rau, các cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày…Hiện nay LUT này mới có diện tích nhỏ nhưng kết quả phân tích đánh giá đã chứng tỏ rằng đây là một LUT có triển vọng. LUT này đáp ứng được nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm của thị trường, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành chăn nuôi và dịch vụ phát triển, tạo nguồn thu nhập đáng kể, cải thiện đời sống của nhân dân. Ngoài ra, LUT này còn có một vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất và môi trường sinh thái.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Loại hình sử dụng đất cây ăn quả: Đây là LUT đã tồn tại rất lâu đời ở huyện Hương Khê nhưng chỉ mới dừng lại ở những mô hình vườn cây gia đình (vườn tạp), chưa có sự tập trung thành vùng và sản xuất chuyên canh hàng hoá. Đây là một LUT có tiềm năng trong tương lai nếu được đầu tư đúng hướng.

Loại hình sử dụng đất rừng trồng: Là một huyện miền núi, diện tích chủ yếu là đất lâm nghiệp nên rất thuận lợi cho việc phát triển kiểu sử dụng đất này, bên cạnh đó theo kết quả phân tích LUT này rất có triển vọng về hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội, tận dụng được sức lao động dư thừa.

3.5. Đề xuất loại hình sử dụng đất nông nghiệp thích hợp trong tƣơng lai trên địa bàn huyện Hƣơng Khê

3.5.1. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp * Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp * Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Thuỷ lợi: Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất. Trong sản xuất nông nghiệp, khả năng tưới tiêu là một trong những yếu tố chi phối đến khả năng thích ứng của các loại hình sử dụng đất. Giải pháp đầu tư, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, giao thông và các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất là giải pháp cơ bản nhất, hiệu quả nhất.

Thủy lợi của huyện Hương Khê chủ yếu dựa và sông ngàn Sâu và Sông Tiêm, nên để đảm bảo nguồn nước chủ động trong việc tưới, ngoài việc đầu tư nhiều trạm bơm có công suất lớn đảm bảo mật độ cung ứng nước trên địa bàn của huyện, thì việc tăng cường công tác phủ xanh đất trống đồi trọc là rất quan trọng. Thêm nữa hệ thống kênh mương cần được sửa chữa, nâng cấp.

- Giao thông: Cần sớm hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2015, đặc biệt chú trọng đến việc nâng cấp mạng lưới giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá nông sản đến nơi tiêu thụ hoặc chế biến.

* Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản

Một yếu tố quan trọng để những loại hình sử dụng đất có triển vọng được nhân nhanh cả về số lượng và chất lượng là giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Việc xác định thị trường tiêu thụ là cơ sở quan trọng để bố trí phân vùng và đầu tư theo chiều sâu cho sản xuất và chế biến hàng nông sản.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua điều tra phỏng vấn nông hộ cho thấy sản phẩm nông nghiệp huyện Hương Khê chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh, chỉ so duy nhất là bưởi Phúc Trạch là tiêu thụ được ở ngoài tỉnh. Vì vậy để cho thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thành phố mở rộng cần phải có chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư, chế biến, tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các loại nông sản. Hơn nữa huyện có thuận lợi rất lớn là có cửa khẩu Cha Lo và cũng gần với cửa khẩu Cầu Treo của huyện Hương Sơn đi qua nước bạn Lào nên việc tiếp cận thị trường có triển vọng để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của huyện là không khó, vấn đề chính là chất lượng sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Ngoài ra cần phải nâng cấp và mở rộng hệ thống chợ nông thôn, hình thành và xây dựng mới các chợ đầu mối để ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đối với các thị trường lân cận cần quan tâm hơn trong công tác nghiên cứu và tìm hiểu để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra, cập nhật đầy đủ các thông tin về thị trường (nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp, giá cả…) để cung cấp cho nông dân, trên cơ sở đó có kế hoạch sản xuất những sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường.

* Giải pháp đầu tư mở rộng sản xuất

- Tăng cường công tác khuyến nông nhằm nâng cao sự hiểu biết về kỹ thuật cho nông dân, chuyển giao các công nghệ sản xuất nông nghiệp mới đến nông dân thông qua tập huấn kỹ thuật, trình diễn các mô hình thử nghiệm tại địa phương, tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn để phát triển sản xuất.

- Mở rộng mạng lưới dịch vụ nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp…) đến từng cơ sở sản xuất dưới sự bảo trợ của các cơ quan chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân.

- Đưa các giống cây, con năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, phát triển thành những loại hình sử dụng đất có tính hàng hoá trên địa bàn.

- Một trong những vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đó là vốn, nhất là đối với những loại hình sử dụng đất đòi hỏi chi phí cao như cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, hoa cây cảnh…Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, nếu được đầu tư đúng mức và kịp thời thì sẽ mang lại hiệu quả cao.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để làm được điều này cần phải đa dạng hoá các hình thức tín dụng ở nông thôn, huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích phát triển quỹ tín dụng trong nhân dân, ưu tiên cho các hộ nông dân nghèo vay vốn với lãi suất thấp có khả năng phát triển sản xuất theo mô hình trang trại, tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân được vay vốn với lãi suất ưu đãi.

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người nông dân và không nên hạn chế thời hạn sử dụng, nhằm khuyến khích người dân yên tâm đầu tư vốn phát triển sản xuất nông nghiệp trên mảnh đất của mình.

3.5.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các loại hình sử dụng đất

- Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai và việc xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng.

- Phương án quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai của huyện đến năm 2020 - Căn cứ vào những định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện có những lợi thế về: Tiềm năng quỹ đất, điều kiện khí hậu, nguồn lao động dồi dào, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Căn cứ vào các yêu cầu sử dụng đất của các LUT: Yêu cầu sử dụng đất của các LUT được xác định trên cơ sở điều tra hiện trạng sử dụng đất và yêu cầu sinh thái của từng cây trồng.

3.5.3. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất đến năm 2020 huyện Hương Khê

Qua kết quả điều tra, đánh giá các loại hình sử dụng đất và xem xét kỹ những nguyên tắc sử dụng đất bền vững, đề tài đề xuất diện tích cho các LUT như bảng 3.13:

Bảng 3.12: Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất đến năm 2020 Loại hình sử dụng đất Hiện trạng

(DT canh tác ) Dự kiến Tăng (+)

Giảm (-)

Đất 2 Lúa 4.250,15 4.000,15 -250

Đất 1 Lúa - màu 1.150,32 1350,32 +200

Đất 1Lúa 309,19 0 -309,19

Đất chuyên màu 2892,47 2832,47 -60

Đất cây ăn quả 175,53 275,53 +100

Nuôi trồng thủy sản 37,75 37,75 0

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo kết quả của bảng 3.13 thì trong những năm tới khả năng về diện tích của các LUT có triển vọng đều có sự thay đổi để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của huyện theo hướng CNH-HĐH đến năm 2020. Cụ thể như sau :

+ Đối với LUT 2 lúa : Diện tích được đề xuất đến năm 2020 là 4.000,15 ha giảm khoảng 250 ha do chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp (các nhà máy, xí nghiệp, giao thông, thủy lợi, đất ở và các công trình VHXH…).

+ Đối với LUT 1 lúa 1 màu : Diện tích được đề xuất đến năm 2020 là 1350,32 ha tăng khoảng 200 ha, do cải thiện hệ thống thủy lợi nên việc tưới tiêu thuận tiện đủ điều kiện để đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ LUT 1 lúa sang 1 lúa - 1 màu, tuy nhiên diện tích của LUT này cũng sẽ giảm tương đối để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhưng diện tích vẫn tăng so với năm 2011.

+ Đối với LUT 1 lúa diện tích đề xuất đến năm 2020 là 0,00 ha, giảm khoảng 309,19 ha do chuyển sang đất 1 lúa - 1 màu và một phần để xây dựng cơ sở hạ tầng..

+ Đối với LUT chuyên màu: Diện tích được đề xuất đến năm 2020 là 2832,47 ha, giảm khoảng 60 ha. Loại hình sử dụng đất này về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội nên cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông và thủy lợi để hiệu quả trong sử dụng đất được cao hơn

+ Đối với LUT cây ăn quả: Diện tích được đề xuất vào năm 2020 là 275,53 ha, tăng khoảng 100ha. Loại hình sử dụng đất này cần được mở rộng diện tích trong tương lai vì LUT này đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao.

+ Đối với LUT nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích được đề xuất vào năm 2020 là giữ nguyên vì hiệu quả sử dụng đồng vốn không cao, chỉ lấy công làm lãi nên chỉ duy trì ở mức độ nhất định

+ Đối với LUT rừng trồng: Diện tích được đề xuất vào năm 2020 là 3.882,40 ha, tăng khoảng 1000ha. Cần phải tận dụng thế mạnh của huyện, tăng cường công tác phủ xanh đất trống đồi trọc, hơn nữa LUT này đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường tương đối cao phù hợp với điều kiện của một huyện miền núi.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1. Huyện Hương Khê có tổng diện tích tự nhiên là 126.350,04 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 111.238,30 ha chiếm 88,04% diện tích tự nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 14.324,27 ha chiếm 11,34% diện tích tự nhiên.

Lực lượng lao động của huyện Hương Khê rất dồi dào. Người nông dân có kinh nghiệm trong thâm canh nông nghiệp, có khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Có hệ thống thuỷ lợi tam thời đáp ứng tưới tiêu trực tiếp. Cấp uỷ chính quyền các cấp luôn quan tâm đến vấn đề nông nghiệp nông dân và nông thôn.

2. Qua điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hương Khê đã xác định được toàn huyện có 7 loại hình sử dụng đất với 9 kiểu sử dụng đất, bao gồm:

LUT 2 lúa. LUT lúa- 1 màu. LUT 1 lúa.

LUT chuyên màu. LUT cây ăn quả.

LUT nuôi trồng thuỷ sản. LUT trồng rừng.

3. Kết quả đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất cho thấy, các loại hình sử dụng đất: Nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội từ cao đến rất cao (Giá trị sản xuất từ 188,75 triệu đến 287,83 triệu đồng/ha/năm, thu nhập hỗn hợp từ (126,385 - 161,69 triệu đồng/ha/năm). Loại hình sử dụng đất 2 lúa đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội không cao nhưng đây là loại hình sử dụng đất ổn định và đảm bảo an ninh lương thực cho huyện và cho tỉnh Hà Tĩnh (Giá trị sản xuất chỉ đạt 73,3 triệu /ha/năm, thu nhập hỗn hợp 45,0 triệu đồng/ha/năm và khả năng thu hút lao động ở mức thấp)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4. Trên cơ sở hiệu quả của các loại hình sử dụng đất được xem xét và các mục tiêu phát triển bền vững, chúng tôi đề xuất 5 loại hình sử dụng đất huyện Hương Khê như sau (diện tích canh tác):

LUT 2 lúa: 4000,15 ha

LUT 1 lúa- 1 màu: 1350,32 ha LUT chuyên màu: 2832,47 ha LUT cây ăn quả: 275,35 ha LUT rừng trồng: 3882,40 ha.

2. Đề nghị

1. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp một cách chính xác, đề tài cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm một số chỉ tiêu về hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất. Để làm được điều này cần phải tiến hành lấy mẫu phân tích một số chỉ tiêu để có kết quả chính xác về chất lượng đất và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn hại gây hại môi trường đất, nước, không khí.

2. Cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, đầu tư vật chất kỹ thuật, hướng tới phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

3. Cần tiến hành đánh giá đất, xây dựng bản đồ đất, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng thích hợp đất đai làm cơ sở xác định tiềm năng nông nghiệp của huyện Hương Khê, sử dụng đất bền vững và phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện có hiệu quả.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

2. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi

mới quá khứ và hiện tại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Bộ (2000). Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Các Mác (1960), Tư bản, Tập 1, quyển 1, NXB sự thật Hà Nội).

5. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1998). Kinh tế nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 91 - 115)