4. Yêu cầu của đề tài
1.3.2. Đánh giá đất đai theo FAO
Thấy rõ được tầm quan trọng của công tác đánh giá, phân hạng đất đai là cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất, tổ chức FAO đã tập hợp các nhà khoa học đất và các chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kết quả và kinh nghiệm đánh giá đất đai của các nước, xây dựng nên tài liệu “Đề cương đánh giá đất đai” (FAO, 1976).
Đề cương cũng đưa ra những nguyên tắc đánh giá đất sau:
- Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá, phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể.
- Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại đất khác nhau.
- Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp.
- Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng. - Khả năng thích nghi phải đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững. - Đánh giá đất có liên quan tới so sánh với nhiều loại sử dụng đất.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đề cương đã giới thiệu 3 mức độ so sánh: sơ lược, bán chi tiết và chi tiết; hai phương pháp đánh giá: Phương pháp hai bước và phương pháp song song để tùy theo điều kiện tự nhiên mà vận dụng.
Với 6 nguyên tắc cơ bản nêu trên, đánh giá đất đai sẽ cung cấp cho việc quy hoạch sử dụng đất những phương án về sử dụng tài nguyên đất đai, và trong mỗi phương án là những thông tin về năng suất - mức đầu tư (chi phí, lợi nhuận) - cách quản trị đất đai - nhu cầu về cải thiện cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng của sử dụng đất đối với môi trường (trong và ngoài nơi nghiên cứu). Nguyên tắc đánh giá đất theo FAO là đánh giá đất phải gắn với loại sử dụng đất xác định, có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết. Đánh giá đất liên quan chặt chẽ với các yếu tố môi trường tự nhiên của đất với các điều kiện kinh tế - xã hội[13] Đào Châu Thu - Nguyễn Khang(1997).
Phương pháp đánh giá đất của FAO chính là đánh giá độ thích hợp đất đai. Thực chất của phương pháp là dựa trên sự so sánh, đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu cầu của một loại hình sử dụng đất nào đó hay một cây trồng nhất định với đặc tính vốn có của đơn vị bản đồ đất đai, gắn với việc phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất để lựa chọn phương án sử dụng đất tốt nhất. Vì vậy, đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường là một trong các bước chính của đánh giá đất theo FAO.
Như vậy, phương pháp đánh giá đất thích hợp của FAO đã đề cập đến các chỉ tiêu các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến khả năng sử dụng đất và khả năng sinh lợi nhuận của chúng. Đây là những thông tin rất có ý nghĩa đối với việc xác định và lập kế hoạch sử dụng đất.
Trên thế giới hiện nay, xu thế phát triển chung của tất cả các nước là hướng tới một nền kinh tế mà sản xuất công nghiệp là chủ đạo. Tuy nhiên ngành sản xuất nông nghiệp vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của tất cả các nước, do vậy sản xuất nông nghiệp luôn được duy trì và phát triển vì nó tạo ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người và đồng thời cũng là nguồn thu nhập đáng kể của các nước đang phát triển và các nước lạc hậu.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/