Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 35 - 38)

4. Yêu cầu của đề tài

1.6. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh nông nghiệp lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn 90% số dân sống ở nông thôn, và tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 23%. Từ chỗ không đủ lương thực đến chỗ là tỉnh chủ động được lương thực thậm chí có xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác và gần đây là thủy sản. Như vậy, nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh đã có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của cả nước.

Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010, số dân Hà Tĩnh là 1.228.079 người. Dân số nông thôn là 1.041.251 người, chiếm 84,78% dân số cả tỉnh. Cũng vào thời điểm trên, diện tích đất nông nghiệp ở Hà Tĩnh là 477.000,55 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 121.167,01 ha (bình quân diện tích canh tác trên nhân khẩu là 1163,66 m2), đất lâm nghiệp 351.147,19 ha , đất nuôi trồng thủy sản là 4052,71 ha, đất làm muối 426,97 còn lại là đất nông nghiệp khác 206,67 ha. Tổng số lao động là 643.928 người, trong đó lao động nông nghiệp có 367.237 người chiếm 57% lao động xã hội. Năm 2005 cả tỉnh có có 65.255,35 ha đất trồng lúa (trong tổng số 117.166,11 ha đất sản xuất nông nghiệp), do nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, trong những năm gần đây, diện tích đất trồng lúa ngày càng giảm mạnh (so với năm 2005 giảm 258,97 ha). Bên cạnh đó tốc độ đô thị hóa trong quá trình phát triển cùng với phương thức quản lý và sử dụng đất đai, nhất

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là đất nông nghiệp cũng chưa phù hợp, chưa có hiệu quả đã làm cho tình trạng hạn mức sử dụng đất ngày càng giảm mạnh, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải suy nghĩ và tháo gỡ để hướng tới việc sử dụng đất nông nghiệp cho kinh tế phát triển bền vững. Về cấp GCNQSD đất: Tính đến hết năm 2011 (năm bắt đầu triển khai dự án đo đạc bản đồ địa chính gắn với cấp giấy CNQSD đất cho các hộ gia đình cá nhân), việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả tỉnh mới đạt 66,7% diện tích cần được cấp, bao gồm các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở đô thị, đất ở nông thôn... Trong đó, diện tích đất nông nghiệp được cấp chiếm khoảng 60% (kể cả cấp mới và cấp đổi). Có 4/12 huyện, thị xã, thành phố đến nay đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Điều này cho thấy, việc cấp GCNQSD đất đã tạo điều kiện, cơ sở cho nhiều hộ gia đình nông dân ở nông thôn sử dụng đất nông nghiệp để thế chấp vay vốn ngân hàng, phục vụ sản xuất, kinh doanh. Nhiều hộ dân đã chuyển đổi, cho thuê... quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho việc sử dụng đất nông nghiệp ngày càng thuận tiện và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy, một phần diện tích đất nông nghiệp đã bị chuyển thành đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ở các địa phương nhất là tại các vùng ven đô thị. Vì vậy, xét về tổng thể diện tích đất nông nghiệp của cả tỉnh có xu hướng ngày càng giảm.

Tính đến năm 2011 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh còn lại 121.167,01 ha. Số lượng giảm tập trung ở các huyện như Đức Thọ, Kỳ Anh, Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh... Điều đáng lo ngại là diện tích đất nông nghiệp giảm đều thuộc các vùng chuyên lúa có đất đai phì nhiêu. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất nông nghiệp bị giảm đều sử dụng vào mục đích xây dựng khu công nghiệp các khu vui chơi giải trí hoặc để hoang hóa. Việc thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp những năm qua để thực hiện sự phát triển của tỉnh cũng đạt được nhiều kết quả, đặc biệt là việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội đã làm thay đổi bộ mặt tỉnh nhà. Kinh tế không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển, việc thu hồi đất diễn ra ở hầu hết các địa phương và chủ yếu là đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng diện tích đất trồng lúa giảm mạnh. Trong tương lai khi dân số tăng lên thì việc

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát triển công nghiệp đô thị ồ ạt, cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của trái đất sẽ là những yếu tố sẽ làm cho tình trạng mất dần đất đai, an ninh lương thực và những thiệt hại về kinh tế, môi trường và an ninh xã hội bị đe dọa nếu tỉnh không có những biện pháp kịp thời để hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp.

Sau những năm đổi mới, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tỉnh nhà đã đạt được những thành tựu quan trọng: Sản xuất chuyển mạnh từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, đã hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh lớn, khắc phục tình trạng thiếu hụt lương thực trong nhiều năm trước đây. Điều này đã khẳng định chính sách đúng đắn của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn, nhất là chính sách đất đai (Nghị quyết 01 TW) về giao đất cho hộ gia đình nông dân sử dụng ổn định, lâu dài đã tạo điều kiện để giải phóng các tiềm lực lao động, nhất là tại các khu vực nông thôn. Tuy nhiên, do chính sách giao đất nông nghiệp của chúng ta (theo Nghị định 64/CP về giao đất nông nghiệp. Nghị định 02/CP về giao đất lâm nghiệp năm 1994) đã làm cho tình trạng sử dụng đất nông nghiệp mang tính manh mún, dẫn tới hiệu quả sử dụng đất thấp. Chủ trương dồn điền, đổi thửa bước đầu đã tạo phương thức tập trung đất canh tác, giúp nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tăng thêm diện tích canh tác và nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, tại 12 huyện, thị xã, thành phố mới chỉ có 4 huyện hoàn thành bước đầu công việc này. Việc dồn điển, đổi thửa hiện còn gặp không ít khó khăn là do chi phí cho việc đo đạc, cấp sổ đỏ cho nông dân còn gây nhiều tốn kém: Trung bình khoảng 4 triệu - 11 triệu đồng/ha. Do đó, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhiều địa phương phải bán một số diện tích đất công ích để có thể hoàn thành công việc này. Một số diện tích đất lâm nghiệp của nông, lâm trường quốc doanh đã bị các nông, lâm trường tự ý cho thuê, cho mượn nhằm mục đích kiếm lời; nhiều diện tích đất sản xuất trong nông, lâm trường bị tổ chức, cá nhân ở địa phương lấn chiếm.

Những vấn đề trên xuất phát từ chỗ: Trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm, chuyển nhượng , cho thuê đất nông nghiệp... do tình trạng quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

việc chuyển dịch đất nông nghiệp đã làm cho đại bộ phận người nông dân không còn đất hoặc còn rất ít và đã làm nảy sinh tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Điều này xuất phát từ khi chuyển dịch cơ cấu nên kinh tế nông nghiệp, tỉnh chưa có một chiến lược tổng thể về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách cụ thể, dẫn đến tình trạng thu hồi đất vô tội vạ. Bên cạnh đó, chính sách về chuyển đổi nghề nghiệp cho người nông dân khi thu hồi đất, chính sách hỗ trợ, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất chưa phù hợp; năng lực quản lý yếu kém của một bộ phận cán bộ, công chức trong lĩnh vực đất đai lại mang tính hành chính, thủ tục đã làm cho tình trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp hết sức lãng phí thậm chí là sử dụng bừa bãi và kém hiệu quả, làm cho nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế nông nghiệp không có sự bền vững và có thể nảy sinh nhiều vấn đề bất cập khác trong xã hội.

Những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hà Tĩnh bước đầu đã gắn phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và đang dần từng bước xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và phục vụ xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 35 - 38)