Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 85 - 90)

4. Yêu cầu của đề tài

3.3.3. Hiệu quả môi trường

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống trồng trọt hiện tại đến môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững đang là vấn đề cần phải quan tâm. Để phản ảnh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính xác vấn đề trên, đòi hỏi phải có số liệu phân tích kỹ về các mẫu đất, nguồn nước và nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ xin được đề cập đến một số vấn đề có mức độ ảnh hưởng đến môi trường trong sản xuất nông nghiệp như sau:

- Mức độ sử dụng phân bón

- Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

* Về mức sử dụng phân bón

Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng phân bón ở Việt Nam tại nhiều vùng với nhiều loại cây trồng còn thiếu khoa học và lãng phí. Nông dân mới chỉ quan tâm nhiều đến sử dụng phân đạm mà còn ít quan tâm đến phân lân và phần lớn chưa quan tâm đến kali và các nguyên tố trung, vi lượng khác. Do vậy cần phải có những hiểu biết nhất định về các định luật phân bón: định luật tối thiểu, định luật tối đa, định luật trả lại, định luật cân đối dinh dưỡng và định luật về hiệu suất sử dụng phân bón.

Để đánh giá mức đầu tư phân bón và xác định ảnh hưởng của chúng đến vùng sinh thái chúng tôi tiến hành tổng hợp 200 mẫu phiếu điều tra về tình hình đầu tư phân bón cho từng cây trồng và kết quả đem so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối cho các cây trồng của Nguyễn Văn Bộ [22]. Cụ thể thể hiện ở bảng 3.11

Bảng 3.10: Lƣợng phân bón cho cây trồng đƣợc quy đổi ra lƣợng (N, P2O5, K2O) và tiêu chuẩn bón phân cân đối, hợp lý Cây Trồng Lƣợng bón Tiêu chuẩn [2] N kg/ha P2O5 kg/ha K2O kg/ha PC tấn/ha N kg/ha P2O5 kg/ha K2O kg/ha PC tấn/ha Lúa ĐX 220 180 120 10 120-130 80-90 30-60 8-10 Lúa HT 218 175 118 8 80-100 50-60 0-30 6 - 8 Ngô 138,9 97 60 10 150-180 70-90 80-100 8 - 10 Lạc 140 260 120 8 30 60-90 45-60 8 - 12 Đậu 40 160 100 6 20-30 40-60 40-60 5 - 6

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng số liệu trên, chúng tôi có một số những nhận xét sau:

- Phân hữu cơ đã được người dân quan tâm sử dụng. Tuy nhiên, hầu ở hết các loại cây trồng lượng phân bón không đạt chuẩn, thiếu phân hữu cơ sẽ ảnh hưởng đến kết cấu độ xốp, hàm lượng mùn, ảnh hưởng đến quá trình hút khoáng.

- Mức độ đầu tư phân bón cho cây trồng ở mức cao, lượng phân bón đạm, lân, kali vượt tiêu chuẩn so với Nguyễn Văn Bộ [2]. Lượng đạm chủ yếu được bón từ phân Urê, lân chủ yếu từ supe lân, kali chủ yếu từ kali clorua.

- Tỷ lệ bón phân trung bình giữa N:P2O5:K2O đang được người nông dân sử dụng là 1: 0,98 : 0,94, trong khi theo Nguyễn Văn Bộ [2], tỷ lệ tiêu chuẩn là 1: 0,5 : 0,3 như vậy so với yêu cầu thông thường mức bón phân cho cây trồng ở huyện Hương Khê là chưa hợp lý.

- Đạm, lân được đầu tư nhiều, đa số cây trồng được bón lượng đạm, lân, kali cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn đó là các loại cây trồng: Đậu, lạc... Lượng phân bón dư thừa trong đất sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường.

- Lượng phân hữu cơ được sử dụng đạt so với tiêu chuẩn. Việc bón phân hữu cơ thấp sẽ làm giảm tính đệm của đất, giảm khả năng thấm nước và giữ nước.

- Mức độ đầu tư phân bón cho cây trồng giữa các nông hộ còn chưa cân đối (có hộ bón phân nhiều nhưng có hộ lại bón quá ít). Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng đất.

Như vậy: Lượng phân bón, tỷ lệ bón phân trung bình giữa N:P2O5:K2O đối với cây trồng của huyện Hương Khê là chưa hợp lý, nhất là bón quá nhiều phân lân, mà trong hàm lượng của phân lân có nguyên tố lưu huỳnh, càng nhiều phân lân thì càng nhiều nguyên tố lưu huỳnh lưu lại trong đất ảnh hưởng đến chất lượng đất. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp bền vững của vùng cần phải có hướng dẫn cụ thể tỷ lệ phân bón N:P2O5:K2O cân đối cho từng cây trồng.

* Về mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Khi điều tra mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp tại huyện Hương Khê cho thấy phần lớn các nông hộ đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của cán bộ hợp tác xã nông nghiệp hoặc cán bộ bảo vệ thực vật của địa phương. Cụ thể mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Hương Khê được thể hiện ở bảng 3.12.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.11: Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số cây trồng huyện Hƣơng Khê

Cây trồng chính Tên thuốc Số lần phun Liều lƣợng sử dụng

Cây lúa

Padan 95SP 1 -2 lần/vụ 0,6kg a.i/ha Applaud 10WP 1 - 2 lần/vụ 0,9kg a.i/ha Basudin 40EC 1 lần/vụ 0,7 kg a.i/ha

Cây ngô Vibasa 10H 1 lần/vụ 1,2kg a.i/ha

Cây lạc Rơgo 40% 1 lần/vụ 0,8 - 0,9 kg a.i/ha

Phares 50SC 1 lần/vụ 0,6 lít/ha

Đậu

Ethofenprox 50EC 2 - 3 lần/vụ 0,9 - 1,0 kg a.i/ha Fenralerate 20EC 2 - 3 lần/vụ 0,8 - 0,9 kg a.i/ha

Daconil 75WP 2 lần/vụ 2,1kg/ha

Cây ăn quả

Pegasus 50EC 1 lần/năm 0,35 - 0,80kg/ha Basudin 40EC 1-2 lần/vụ 0,7 kg a.i/ha

Regent 1-2 lần/vụ 0,6 - 0,8 kg a.i/ha

Bitox 40EC 1 lần/năm 1,0 - 1,1 kg a.i/ha Sherpa 25EC 2 lần/năm 0,6 - 0,8 kg a.i/ha

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Qua bảng trên, chúng tôi có nhận xét:

- Hầu hết thuốc được sử dụng đúng chủng loại và có xuất xứ rõ ràng

- Liều lượng sử dụng và số lần phun của các nông hộ đều theo hướng dẫn của cán bộ hợp tác xã nông nghiệp hoặc cán bộ bảo vệ thực vật của địa phương, do đó liều lượng sử dụng không vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, đối với một số cây rau có lần phun ngay trước khi thu hoạch nên lượng thuốc bảo vệ thực vật còn dư lượng trong đất và trong sản phẩm rau quả, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và chất lượng sản phẩm.

- Đối với cây lúa: Khi điều tra các nông hộ chúng tôi thấy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho lúa tuỳ thuộc vào thời tiết, tình hình sâu bệnh, thường các hộ phun trung bình 1 - 2 lần/vụ, mỗi lần phun có thể kết hợp 1 - 2 loại thuốc. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chủ yếu như: Padan 95SP trừ sâu đục

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thân; Applaud 10WP trừ rầy; Basudin 40EC… Như vậy, mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho lúa ở huyện Hương Khê chưa vượt quá mức quy định, do đó không ảnh hưởng đến môi trường.

- Đối với cây màu như lạc, ngô, kết quả điều tra cho thấy đây là những cây trồng ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhất, trung bình mỗi hộ chỉ phun 1 lần trong một vụ trồng. Một số loại thuốc sử dụng chủ yếu như: Vibasa 10H trừ sâu đục thân ngô; Rơgo 40% trừ rệp muội lạc; Phares 50SC để trừ sâu khoang và sâu xanh hại lạc.

- Đối với cây đậu tương việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy thuộc vào thời tiết và tình hình sâu bệnh. Trong các loại cây họ đậu thì cây đậu sử dụng thuốc bảo vệ rất ít trung bình 1 lần/vụ, cây đậu xanh, đen phun trung bình 2 - 3 lần/vụ. Một số loại thuốc sử dụng chủ yếu như: Ethofenprox 50EC trừ ròi đục thân; Fenralerate 20EC trừ sâu đục quả.

- Đối với cây ăn quả, các hộ chỉ sử dụng 1 - 2 lần trong 1 năm ở các thời điểm cây ra lộc, ra hoa, dùng chủ yếu thuốc Pegasus, Altracol. Ngoài ra, các hộ còn sử dụng thuốc Bitox 40EC trừ sâu vẽ bùa và Sherpa 25EC trừ bọ xít cho cây. Với lượng thuốc này không ảnh hưởng đến môi trường.

Các loại hình sử dụng đất 2 lúa có tác dụng cải tạo đất. Qua điều tra thực tế cho thấy, mức độ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không cao, chỉ tác động đến môi trường sinh thái, người dân đã tăng sử dụng phân hữu cơ kết hợp với việc bón phân hoá học và kiểm soát việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, để tăng độ màu mỡ cho đất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Loại hình sử dụng đất 1 lúa -1 màu chỉ có cây lúa, cây ngô đông là có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên mức độ sử dụng rất ít không làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và không khí chỉ mới có tác động không lớn đến môi trường sinh thái.

Loại hình sử dụng đất 1lúa có sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhưng mức độ không cao nên không ảnh hưởng lớn đến môi trường. Tuy nhiên, thời gian dài nên tác dụng cải tạo đất của loại hình này thấp.

Loại hình sử dụng đất cây ăn quả có mức độ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không lớn, chưa ảnh hưởng đến môi trường đất và môi trường không khí, chỉ có tác động đến môi trường sinh thái, tuy nhiên cây ăn quả là cây trồng nhiều năm nên tác dụng cải tạo đất của loại hình này rất thấp.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với loại hình nuôi cá nước ngọt nhiều vùng đất trũng được sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, là nơi tập trung sản phẩm xói mòn đất và hóa chất sử dụng làm ô nhiễm đất nhiều hơn trồng lúa.

Từ kết quả các chỉ tiêu đã đánh giá cho thấy hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện còn nhiều khả năng nâng cao hơn nữa. Để thực hiện được điều này thì những năm tới, trong phương hướng sử dụng đất nông nghiệp cần những định hướng và giải pháp cụ thể, thực tế để khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của vùng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Hương Khê.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)