Tình hình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 27 - 29)

4. Yêu cầu của đề tài

1.4. Tình hình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên thế giới

Nông nghiệp là một ngành sản xuất chính chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhiều nước trên thế giới. Tại các nước đang phát triển, nông nghiệp không những đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước mà còn là hàng hoá xuất khẩu quan trọng.

Cho tới nay, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề ra nhiều phương pháp đánh giá để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. Nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ và phương thức sử dụng đất ở mỗi nước mà có sự đánh giá khác nhau.

Hàng năm các viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới đều nghiên cứu và đưa ra được một số giống cây trồng mới, giúp cho việc tạo ra được một số loại hình sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả hơn. Viện lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hoá tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm.

Theo P. Buringh, toàn bộ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp của thế giới chừng 3,3 tỷ ha. Đất trồng trọt toàn thế giới đạt 1,5 tỷ ha (chiếm 10,8% tổng số đất đai và 46% đất có khả năng nông nghiệp). Theo FAO một số kết quả đạt được của quá trình sử dụng đất nông nghiệp như năng suất lúa mỳ 18 tạ/ha; năng suất lúa nư- ớc bình quân đạt 27,7 tạ/ha; năng suất ngô bình quân đạt 30 tạ /ha. Tuy nhiên, hàng năm thế giới thiếu khoảng 150 -200 triệu tấn lương thực, Thêm vào đó, hàng năm có khoảng 5 - 6 triệu ha đất nông nghiệp bị mất đi do tình trạng thoái hoá hoặc bị huỷ hoại vì sử dụng không đúng mức.

Đến nay, toàn thế giới còn 1/10 dân số thiếu ăn và bị nạn đói đe doạ. Hàng năm, mức sản xuất so với nhu cầu sử dụng lương thực trên thế giới vẫn còn thiếu hụt từ 150 đến 200 triệu tấn, trong đó vẫn có 6 đến 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn và thoái hoá (W.B.World development Report, 1992) [3] Các Mác (1960). Các quốc gia đều có nhận xét đánh giá thống nhất về nguyên nhân của tệ nạn phá rừng, tình trạng đất trống đồi núi trọc, hoang hoá dẫn đến môi trường bị phá huỷ (Tính bền vững

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 1998)[20]Ngô Trung Sơn (1998). Là do thiếu lương thực, thiếu chất đốt, thiếu thức ăn gia súc, thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu vốn kinh doanh và trình độ dân trí thấp.

Theo Vũ Thị Phương Thuỵ[26] Vũ Phương Thụy (2000). dân số thế giới tăng nhanh trong 25 năm (1965 - 1990) tăng 68,5% (từ 3,027 triệu đến 5,100 người), trong khi đó diện tích đất canh tác chỉ tăng 9,7% (từ 1,380 đến 1,520triệu ha). Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người giảm 45,6% (từ 5,560 m2

đến 2,960 m2). Dự kiến đến năm 2025 dân số thế giới tăng lên 8,300 triệu người, đất canh tác tăng lên không đáng kể (1,650 triệu ha) nên diện tích đất canh tác bình quân đầu người sẽ tiếp tục giảm chỉ còn 1,990 m2

.

Kết quả nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển đã coi nghiên cứu đất nông nghiệp là một vấn đề sinh thái và đã đề xuất mô hình nông nghiệp phát triển bền vững [41] T.G. Mac Aulay (1997). trong đó tập trung nghiên cứu khai thác đất đai nói chung và đất canh tác nói riêng.

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế khối nông thôn toàn diện. Chính phủ đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính tự chủ sang tạo trong sản xuất trên phạm vi cả nước. Thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp[7] Hoàng Đạt (1995).. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, các nhà khoa học nông nghiệp trên thế giới nỗ lực để cải tiến mọi hệ thống cây trồng.

Trong những năm đầu của thập kỷ 70, ở nhiều vùng đất châu Á người ta đưa cây trồng cạn vào hệ thống canh tác trên đất lúa. Trong điều kiện độc canh cây lúa và thiếu nước vụ xuân, chi phí bơm nước cao, việc đưa cây trồng họ đậu vào hệ thống canh tác làm cho giá trị tổng sản phẩm tăng lên đáng kể, hiệu quả tăng lên gấp 2 lần so với hệ thống cũ, độ phì cũng được tăng lên[27] Nguyễn Duy Tính (1995).

Đối với nông nghiệp châu Á, trồng lúa là ngành chủ yếu và phần lớn đất đai ở đây thấp. Cho nên, việc nghiên cứu và phát triển một cách hợp lý để bổ sung dinh dưỡng làm tăng nhanh năng suất lúa là rất cần thiết.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhờ tăng số lượng và sử dụng hiệu quả phân bón, cùng với các kỹ thuật canh tác tiên tiến nên gần đây một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Pakistan…từ chỗ thiếu lương thực đã trở thành tự túc được lương thực và xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp bắt đầu sử dụng tốt đất canh tác gắn với công nghiệp chế biến là tiền đề thúc đẩy sự phân công lại lao động và hợp tác kinh tế nông nghiệp ở các nước này.

Như vậy, xu hướng hiện nay là thực hiện bố trí hệ thống cây trồng phù hợp, tăng cường thâm canh cao nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất của đất đai và các nguồn lực khác với hiệu quả kinh tế cao. Các nước châu Á đã coi trọng thuỷ lợi, thực hiện chế độ phân bón hợp lý, đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật khác để đạt năng suất cao. Phát triển sản xuất, kết hợp với đẩy mạnh chế biến nông sản.

Trên thực tế tiềm năng đất nông nghiệp trên thế giới có một giới hạn nhất định và chưa được khai thác một cách triệt để, có hiệu quả, diện tích đất canh tác chỉ chiếm một phần diện tích đất có thể trồng trọt được, nhưng trong quá trình khai thác sử dụng việc lạm dụng các loại phân bón (nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diên tích đất) một cách thiếu khoa học không đảm bảo cho sự phát triển bền vững, bên cạnh đó sự tác động của tự nhiên và nhiều nguyên nhân khách quan khác đã làm cho diện tích đất canh tác ngày càng bị giảm cả về mặt chất lượng và số lượng.

Người ta ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên thế giới bị thoái hoá do những hành động của con người gây ra. Ít nhất cho tới nay đã có 66 triệu ha đất được tưới tiêu bị nhiễm mặn thứ cấp, chiếm 30% tổng số. Hàng năm có từ 6- 7 triệu ha đất nông nghiệp không sản xuất được do bị xói mòn và 1,5 triệu ha bị úng, chua, mặn làm giảm sức sản xuất. Sự thoái hoá đất đang lan rộng ở các vùng khô hạn trên thế giới, làm ảnh hưởng đến 5,5 triệu ha hay gần 70% diện tích đất vùng này, hàng năm gây thiệt hại ước tính khoảng 42 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra việc đô thị hoá, công nghiệp hoá đã làm mất đi gần một triệu ha đất nông nghiệp mà phần lớn là đất canh tác tốt và rất thuận lợi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 27 - 29)