Tình hình sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 29 - 31)

4. Yêu cầu của đề tài

1.5. Tình hình sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam

Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 4 ở vùng Đông Nam Á, nhưng dân số lại đứng ở vị trí thứ 2 nên bình quân diện tích trên đầu người xếp vào hàng thứ 9 trong khu vực. Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/01/2006 diện tích đất nông nghiệp cả nước là 24.583,8 nghìn ha; diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 9.412,2 nghìn ha. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt 1.118,42m2

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và đang dần từng bước xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và phục vụ xuất khẩu

Phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam những năm tới sẽ là: - Tập trung vào sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm ngành hàng, nhóm sản phẩm [8] Nguyễn Điền (2001), xuất phát từ cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước, thế giới và dựa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng[33].

- Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sản hàng hoá[8] Nguyễn Điền (2001).

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực. Giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống dưới 50%[8] Nguyễn Điền (2001). Tăng quỹ đất nông nghiệp bình quân trên một lao động nông nghiệp[33] Hoàng Việt (2001). Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ ngoài nông nghiệp. Mặt khác, cần phải phát triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ trong nông nghiệp để giải quyết lao động nông nhàn.

Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong hơn 10 năm qua, từ năm 1997, Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Rau quả, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu đều tăng về sản lượng, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Về chăn nuôi, trong thời gian trên, các đàn gia súc, sản lượng thịt, trứng, sữa đều tăng. Thuỷ hải sản nuôi trồng, khai thác cũng đều tăng về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 11 năm gần đây bình quân tăng mỗi năm 20% đã đạt và vượt 11 tỷ USD.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp Việt Nam cũng tồn tại và phát sinh một số vấn đề:

- Quỹ rừng, quỹ đất, quỹ nước, quỹ gien của nông nghiệp Việt Nam đang bị thu hẹp đến giới hạn thấp, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp.

Rừng đang suy giảm nhanh về số lượng và chất lượng. Diện tích rừng chỉ còn chiếm 27,7% diện tích tự nhiên, thấp xa so với độ an toàn của môi trường sinh thái.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm, do dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến sự thiếu hụt tư liệu cơ bản để phát triển sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất đai bị xói mòn, thoái hóa do việc phá rừng gây ra cũng đang ngày càng tăng lên.

- Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở một số địa phương do chất thải công nghiệp, do sử dụng bừa bãi phân hóa học, hóa chất trừ sâu, diệt cỏ, gây ô nhiễm đất canh tác, nguồn nước mặt, nước ngầm và để dư lượng chất độc hại trong nông sản thực phẩm.

- Đói nghèo đang cũng tồn tại ở nhiều vùng miền núi cũng như vùng nông thôn đồng bằng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)