4. Yêu cầu của đề tài
1.5.2. Hệ thống sử dụng đất thích hợp ở Việt Nam
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 nước Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm. Tốc độ tăng dân số bình quân trên năm là 2,0%. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1-1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015[26] Vũ Phương Thụy (2000). Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng phục vụ cho công cuộc CNH - HĐH đất nước. Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới[29] Đào Thế Tuấn (1987).
Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp[31] Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1995), việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1993)[39] Prabhul Pingali (1991), đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của Phạm Chí Thành[25] Phạm Chí Thành (1998).
Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất nông nghiệp là 903.650 ha, chiếm 44%, diện tích tự nhiên trong vùng. Trong đó, gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt[9] Dự án quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Hồng (1994). Đây là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ 2 của cả nước[9] Dự án quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Hồng (1994), là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3-4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tưới tiêu chủ động. Đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế như: hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp...
Việc quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và phân vùng sinh thái nông nghiệp của nhiều tác giả và các nhà khoa học như: Vũ Năng Dũng, Trần An Phong, Hà Học Ngô, Phùng Văn Phúc[28], [17], [15], [18]. Các tác giả đã chỉ ra mỗi vùng sinh thái có đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệu quả các biện pháp kinh tế kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả tốt.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các biện pháp quản lý kinh tế sản xuất tổ chức ngành hàng trong nông nghiệp cũng như trong nông hộ của: Phạm Vân Đình, Nguyễn Ích Tân, Đỗ Văn Viện... [5], [22], [32]
Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệ đất, cũng như xác định các chỉ tiêu cho đánh giá sử dụng đất, quản lý đất đai bền vững trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Tóm lại, trong nguyên cứu đánh giá các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp cần xuất phát từ những cách tiếp cận chính sau:
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nghiên cứu cấu trúc của hệ thống sử dụng đất nông nghiệp và hệ thống canh tác thích hợp từ lý thuyết hệ thống kết hợp với phương pháp tiếp cận hệ thống và tổng hợp cả 2 hình thức nghiên cứu là vĩ mô và vi mô.
- Sự hình thành các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp phải được bắt đầu bằng việc đánh giá các yếu tố bên ngoài có tác động trực tiếp đến hệ thống như những yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và những yếu tố bên trong: đất đai, lao động, tiền vốn, kỹ năng nghề nghiệp của người nông dân.
- Nghiên cứu phát triển hệ thống sử dụng đất nông nghiệp phải từ sự phân tích sâu đối với hệ thống trồng trọt hiện tại, tìm ra những nhược điểm và nghiên cứu các giải pháp khắc phục để hình thành một hệ thống sử dụng đất nông nghiệp tiến bộ và bền vững hơn.