Thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 38 - 39)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1.2.5. Thổ nhưỡng

Nhìn chung đất đai ở ĐBSCL có cấu trúc nặng và thiếu lân, tuy nhiên các loại đất ở đây khá phù hợp cho phát triển cây trồng, nhất là lúa.

ĐBSCL có điều kiện thổ nhưỡng rất phong phú và đa dạng với những nhóm đất:

Đất phù sa sông (phù sa ngọt): với diện tích khoảng 1.2 triệu ha (xấp xỉ 30% diện tích đồng bằng), tập trung dọc ven 2 bờ sông Tiền và sông Hậu, loại đất này có độ phì tự nhiên cao, giàu lân và kali, thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Đất phèn: diện tích khoảng 1.6 triệu ha (40% diện tích đồng bằng), đặc trưng với độ axit cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm tàng và thiếu lân. Các loại độc tố này có thể phân chia thành: đất phèn nặng (0.55 triệu ha), loại đất khó khăn cho phát triển nông nghiệp. Đất phèn trung bình hoặc nhẹ (1.05 triệu ha) loại đất này có thể sử dụng cho nông nghiệp nếu được cung cấp nước và phân bón tốt. Đất phèn phân bố ở vùng trũng rộng lớn như ĐTM, TGLX,…

Nhóm đất mặn: với diện tích khoảng 0.75 triệu ha (khoảng 16.7% diện tích), đất này chịu ảnh hưởng của nước mặn vào mùa khô. Các loại đất mặn thường xuyên chiếm khoảng 0.15 triệu ha, hình thành theo dải đất hẹp ven biển; trong khi đó các loại đất mặn từng thời kì chiếm diện tích 0.6 triệu ha nằm sâu hơn trong lục địa do hạn chế trong việc cung cấp nước ngọt.

Nhóm đất xám: chiếm khoảng 134 nghìn ha (gần 4%), tập trung rìa phía bắc đồng bằng, có độ pH từ 4.5-5, nghèo mùn và đạm, phân bố ở vị trí tương đối cao, dễ thoát nước, có bị ngập lũ nhưng không sâu.

Ngoài ra còn có các loại đất khác như đất than bùn, đất đỏ vàng, đất xói mòn trên các giồng đất ven sông và ven biển.

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)