Trong nông nghiệp: hướng tới nền nông nghiệp bền

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 87 - 91)

8. Cấu trúc khóa luận

3.2.1.Trong nông nghiệp: hướng tới nền nông nghiệp bền

ĐBSCL là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước nên vấn đề hướng đến một nền nông nghiệp bền vững là rất cần thiết. Đối với trồng lúa, cần quản lý phân bón hữu cơ và vô cơ vào đất, giảm sử dụng nước, tăng cường luân canh với các loại cây trồng khác,… với các biện pháp như:

a- Cần quy hoạch lại sử dụng đất đai theo hướng thích ứng với BĐKH

- Trên cơ sở tính toán và đưa ra các kịch bản chấp nhận được, chúng ta phải quy hoạch lại đất nông nghiệp.

- Vùng bị ngập mặn mới, sẽ phải quy hoach tăng cường nuôi tôm sú hay nuôi thủy sản nước lợ.

- Vùng có nguy cơ ngập lụt mùa mưa thì phải có kế hoạch bố trí mùa vụ né tránh lũ, lụt và tiểu mặn.

- Tăng cường trồng cây xanh, thảm phủ cho những nơi xói mòn, xói lở, trượt đất.

b- Thích ứng BĐKH trong nông nghiệp có nghĩa là tạo một nền nông nghiệp bền vững khi thời tiết khí hậu thay đổi đến cực đoan

- Chọn giống cây, con mới thích nghi điều kiện mới dù có khắc nghiệt hơn. - Chuẩn bị phương án phòng trừ sâu bệnh biến thành dịch do BĐKH. - Lựa chọn thời vụ gieo trồng thích hợp để tránh dị thường thời tiết.

- Xây dựng phương án thủy sản nuôi trồng và thủy sản đánh bắt phù hợp với điều kiện khí hậu hiện tại và xu hướng biến đổi của nó trong tương lai.

- Quy hoạch lại vùng dân cư phòng tránh ngập mặn và sự cố bão lụt do BĐKH. Mạnh dạn di dời để dân bảo đảm an toàn.

- Quy hoạch hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng để khoanh vùng trồng cây ưa ngọt, cây chịu lợ, mặn và phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Quy hoạch hệ thống thủy lợi hợp lí và có những biện pháp chống xâm nhập mặn, phát triển nuôi trồng thủy sản trong điều kiện BĐKH là 3 vấn đề tiêu biểu để đạt mục tiêu phát triển một nền nông nghiệp bền vững ở ĐBSCL.

*** Trong quy hoạch thủy lợi:

MêKông là một con sông quốc tế. Việt Nam là quốc gia cuối cùng ở hạ lưu. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và biển dâng, bảo vệ quyền lợi quốc gia đối với sử dụng nước sông MêKông ở thượng nguồn đúng với quy định của luật pháp quốc tế là một nhiệm vụ hàng đầu của Ủy ban Quốc gia sông MêKông. Có các kết quả điều tra nghiên cứu cơ bản cần thiết tương ứng là một công cụ mạnh để chúng ta đàm phán, bảo vệ quyền lợi chính đáng của quốc gia.

Cụ thể trong quy hoạch thủy lợi, chúng ta cần:

Xây các cống ngăn mặn trên các cửa sông chính.

Các hệ thống cống ngăn mặn thiết kế có cửa đóng mở tự động hay bán tự động nhưng phải kết hợp giao thông thủy. Hệ thống cống đóng mở trên các kênh tiêu nước để giữ nước ngọt trong kênh, đặc biệt là những tháng cuối mùa mưa để sử dụng trong mùa khô.

Có thể thấy, đây là một việc hoàn toàn có thể thực hiện được và thực sự cần thiết. Hệ thống cống ngăn mặn sẽ ngăn cản sự xâm thực mặn trên các sông chính. Cùng với đó, việc tích nước trong các kênh tiêu, cung cấp nguồn nước ngọt tưới trong mùa khô, ngăn cản quá trình bốc mặn, phèn lên tầng mặt. Chủ trương cuối mùa mưa ngăn nước, giữ nước trong kênh càng lâu càng tốt. Lượng nước tích trữ có thể sử dụng để điều hòa dòng chảy ngăn cản xâm nhập mặn.

Xây dựng các hồ chứa nước lớn cho các tiểu vùng của ĐBSCL

Các hồ nước sẽ làm nhiệm vụ tích nước quá dư thừa trong mùa mưa để sử dụng trong mùa khô. Vừa cung cấp nước ngọt, vừa đẩy mặn, rửa phèn. Đồng thời, vừa là hồ sinh thái cho một số vùng trọng điểm.

Cùng với nhiệm vụ tích trữ nước, các hồ chứa có thể được sử dụng kết hợp với du lịch sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản, điều hóa không khí cho vùng.

Một số địa điểm có thể tiến hành xây dựng các hồ chứa nước như: +) Khu vực Nam Thái Sơn – Tỉnh Kiên Giang

+) Khu vực Bình Sơn – Tỉnh Kiên Giang

+) Khu vực nằm đoạn giữa kênh T8 và kênh T5 +) Khu vực kênh Bà Bèo – Tỉnh Tiền Giang +) Khu vực Rừng U Minh cũ

+) Khu vực Mỏ Vẹt – Long An

Trên các hồ điều hòa cần thiết kế các đập tràn, xung quanh hồ kết hợp với đê bao và trồng cây ven bờ. Giữa lòng hồ để lại một số mô đất cao để ngăn sóng lớn, nền đất được xử lý chống thấm bằng sét kết hợp với tro. Hồ thiết kế có hệ thống kênh dẫn tưới tiêu.

Khuyến khích các hộ nông dân tạo các ao, đầm

Các ao, đầm do các hộ nông dân tự tạo nên xây dựng đủ lớn trữ nước tự tưới cho mạng lưới vườn của họ cho tới hết mùa khô, kết hợp nuôi cá, tôm càng xanh, cua, …

*** Chống xâm nhập mặn:

Xâm nhập mặn là hệ quả song song với nước biển dâng của BĐKH, đối với ĐBSCL, do địa hình thấp nên xâm nhập mặn ảnh hưởng rất lớn tới phát triển nông nghiệp, chính vì vậy cần phải đưa ra các biện pháp chống xâm nhập mặn.

Biện pháp chống xâm nhập mặn trước mắt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến hạn-mặn trên toàn đồng bằng và ngay tại địa phương để có biện pháp phòng chống hiệu quả.

- Tiếp tục nạo vét kênh mương, sửa chữa bờ bao, cống bọng, cống kiểm soát mặn.

- Đắp đập tạm thời vụ, theo dõi diễn biến mặn để có thể lấy nước tưới khi chưa có mặn.

- Ở những vùng đan xen lúa-tôm cần có kế hoạch đóng mở cống hợp lý, kiểm soát ranh mặn, có biện pháp kịp thời trong khống chế và ngăn chặn nước ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản.

- Những vùng sản xuất nhờ nước mưa thì chủ động sạ khô chờ mưa, nhưng theo dõi thời tiết để có lịch gieo sạ hợp lý, tránh sạ quá sớm gặp các đợt hạn kéo dài không có nước tưới.

- Hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn mặn dọc sông, xây dựng các cống ngăn mặn và lấy nước ngọt.

- Tăng khả năng cấp nước ngọt cho vùng mặn.

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí thời vụ hợp lý để giảm lượng nước tưới mùa kiệt và thực thi tiết kiệm nước.

- Lai tạo các giống cây trồng mới có khả năng chịu mặn cao, đặc biệt là có giống lúa…

*** Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản:

Các giải pháp kỹ thuật:

 Gia cố (tăng chiều cao) của đầm nuôi (cá tra và tôm) tại khu vực sông Cửu Long trong giới hạn có thể.

 Đa dạng sản xuất, cải tiến kỹ thuật và công nghệ NTTS (các loài giống có khả năng chịu mặn và hạn) phù hợp giới hạn chịu mặn, nhiệt độ của cá tra và tôm sú.

 Đầu tư cơ sở hạ tầng (trong đó có nâng cấp hệ thống đê: đê sông để

ngăn lụt, đê biển để bảo vệ vùng bờ) và các công trình thủy lợi, có thể đưa nước ngọt vào khu vực đầm nuôi cá tra trong những khu vực bị nhiễm mặn.

 Trồng và bảo vệ rừng ngặp mặn, khôi phục hệ sinh thái (đặc biệt ở vùng cửa sông Cửu Long) có vai trò quan trọng trong hình thành thức ăn cho các loài thủy sản.

 Hỗ trợ tăng cường năng lực thích ứng và giảm thiểu thông qua mô hình quản lý và phòng chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan.

Các giải pháp chính sách:

 Đối với cá tra và tôm sú là các loài nuôi trồng thủy sản có giá trị xuất khẩu ở ĐBSCL, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy tác động và chi phí trong điều kiện của BĐKH, nên có chính sách hỗ trợ gia tăng giá trị sản phẩm (thay vì gia tăng sản lượng).

 Tăng khả năng thích ứng thông qua các mô hình đồng quản lý NTTS

quy mô nhỏ, xây dựng năng lực và quy chế quản lý có sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững (mô hình Bến Tre là ví dụ điển hình) .

 Lập kế hoạch thích ứng BĐKH (liên ngành) trong đó có nông nghiệp,

thủy sản, giao thông, thủy lợi v.v. sẽ có tác dụng giảm chi phí đồng thời hỗ trợ giảm thiểu và thích ứng BĐKH.

 Thực hiện kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu BĐKH trong

lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm thủy sản, lâm nghiệp, trồng trọt, thủy lợi v.v. và xây dựng các chiến lược nuôi trồng thủy sản thích ứng cho từng khu vực, trong đó ưu tiên vùng tổn thương cao (những vùng ven biển và có địa hình thấp).

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 87 - 91)