Xu hướng BĐK Hở ĐBSCL sau năm 2020

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 58 - 60)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.2.2. Xu hướng BĐK Hở ĐBSCL sau năm 2020

Để chống biến đổi khí hậu đến năm 2020 các nước trên thế giới sẽ cắt giảm rất lớn lượng khí thải. Vào năm 2020 Mỹ đã cam kết cắt giảm 17 % lượng khí thải, Trung Quốc hứa sẽ cắt giảm 40 – 45 %, Ấn Độ hứa sẽ cắt giảm 20 – 25 % , Brazil hy vọng sẽ cắt giảm 36 – 39 %, Liên minh Châu Âu sẽ cắt giảm 20% lượng khí thải và giữ đến cuối thế kỷ XXI nhiệt độ trái đất chỉ tăng thêm 1,5 - 20 C.

Như vậy từ sau năm 2020 khí hậu Trái Đất sẽ biến đổi chậm hơn giai đoạn 1990 – 2020, và mực nước biển dâng cũng sẽ giảm đi.

Về tình hình hạn hán, đến năm 2020 các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông MêKông được đưa vào sử dụng có dung tích hiệu dụng trên 70 tỷ m3 và từ năm 2021 – 2050 sẽ xây dựng thêm các nhà máy thủy điện có dung tích hiệu dụng

khoảng 30 tỷ m3 nữa. Đến lúc đó lưu lượng mùa cạn sông MêKông sẽ tăng lên rất lớn, đủ đảm bảo cung cấp cho các quốc gia hạ lưu và đẩy ranh giới mặn lùi xa hơn nữa.

Tuy nhiên, với những dự đoán về ĐBSCL ở trên cũng cho thấy xu thế lũ trong khoảng 20-30 năm nữa (năm 2030-2040) sẽ khác đi so với hiện nay: diện tích vùng ĐBSCL bị ngập sẽ mở rộng hơn về phía Bạc Liêu - Cà Mau nhưng số ngày chịu ngập ở các tỉnh đầu nguồn sẽ giảm. Diện tích khu vực ngập sâu ngày càng tăng, trong thời gian từ năm 2050 đến 2100 mực nước biển ở ĐBSCL có thể dâng cao từ 75-100 cm so với hiện nay, nên cần phải hết sức chú ý tới những thay đổi của khí hậu để phòng tránh những ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang lại.

Bảng 2.8. Xu thế thay đổi khí hậu và các thiên tai khác ở ĐBSCL trong 2 thập kỷ sắp tới (năm 2020-2030).

Yếu tố khi hậu Xu

thế Khu vực bị tác động chủ yếu Nhiệt độ max, min, trung bình mùa

khô  An Giang, Đồng Tháp, Long An,

Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang Số ngày nắng nóng trên 35C mùa

khô  Các vùng giáp biên giới với

Campuchia, vùng Tây sông Hậu

Lượng mưa đầu mùa (tháng 5, 6, 7)  Toàn đồng bằng SCL

Lượng mưa cuối mùa (tháng 8, 9,

10)  Các vùng ven biển ĐBSCL

Lốc xoáy – gió lớn – sét  Các vùng ven biển, hải đảo

ĐBSCL Mưa lớn bất thường (> 100

mm/ngày)  Các vùng ven biển bán đảo Cà

Mau, vùng giữa sông Tiền và sông Hậu

Áp thấp nhiệt đới và bão ven biển 

Các vùng ven biển bán đảo Cà Mau, vùng giữa sông Tiền và sông Hậu

Lũ lụt (diện tích ngập và số ngày

ngập) 

Vùng Tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, vùng Đồng Tháp mười, vùng giữa sông Tiền và sông Hậu

Yếu tố khi hậu Xu

thế Khu vực bị tác động chủ yếu

Sạt lở  Các tỉnh ven biển, vùng giữa sông

Tiền và sông Hậu

Tác động của triều cường  Toàn đồng bằng

Sự thay đổi mực nước ngầm  Toàn đồng bằng

(Nguồn: Đồng bằng Sông Cửu Long: Từ “Sống chung với lũ” đến “Sống chung với biến đổi khí hậu” Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ).

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)