8. Cấu trúc khóa luận
3.2. Các biện pháp thích nghi (thích ứng)
Thích nghi là một khái niệm rất rộng, và khi áp dụng vào lĩnh vực biến đổi khí hậu nó được dùng trong rất nhiều trường hợp:
- Thích nghi với BĐKH là tăng tính chống chịu và năng lực đối phó với biến đổi khí hậu hiện tại và tương lai; Giảm các tác động nguy hại của biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội có thể.
- Sự thích nghi với khí hậu là một quá trình, qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu về sức khoẻ và đời sống, và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại (Burton, 1992).
- Thuật ngữ thích nghi có nghĩa là điều chỉnh, một cách chủ động, tác động trở lại hoặc dự tính trước, nhằm làm giảm thiểu những hậu quả có hại của biến đổi khí hậu (Stakhiv, 1993).
- Tính thích nghi đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thật sự sẽ xảy ra của khí hậu. Sự thích nghi có thể là tự phát hay được lập kế hoạch, và có thể được thực hiện thích ứng với những biến đổi trong nhiều điều kiện khác nhau (IPCC,1996).
“Nguyên tắc của các nhà môi trường học là không chống lại thiên nhiên, mà biết cách né tránh tác hại thiên nhiên, lợi dụng tác động có lợi, kể cả không thuận lợi, để chung sống với tự nhiên một cách hòa bình…” (GS.TSKH Lê Huy Bá).
Ứng phó với BĐKH mang tính quốc gia, khu vực, toàn cầu nên phải được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, tổng hợp, liên ngành, liên vùng.