Trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 81 - 85)

8. Cấu trúc khóa luận

3.1.4.Trong sản xuất nông nghiệp

Quản lý đồng ruộng để tăng khả năng giữ các bon của đất, cải tạo đất bạc màu, bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, cải tiến nghề trồng lúa-áp dụng cải tạo các giống lúa phù hợp với những biến đổi của điều kiện khí hậu, nước và đất đai; xử lí phân chuồng để giảm thiểu khí CH4, giảm thiểu thải NO2 thải ra từ phân chứa nitơ. Định hướng phát triển nông nghiệp và tăng cường các phương thức canh tác bền vững. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp kĩ thuật mới, vừa tăng sản lượng và năng suất, vừa giảm phát thải khí nhà kính. Cải tiến các bữa ăn và tập quán ăn của nhân dân sao cho giảm bớt gạo nhằm giảm sức ép lên việc trồng lúa, chuyển bớt diện tích sang trồng màu và các cây trồng khác.

- Thay đổi các loài và giống cây trồng cho phù hợp với các điều kiện khí hậu như các giống chịu nóng, chịu hạn, chịu ngập, chịu mặn. Thay phương pháp quản lí tưới tiêu.

- Sử dụng nước tưới có hiệu quả hơn, giữ nước, giữ độ ẩm cho đất khi lượng mưa giảm.

- Chống úng, chống xói mòn và giảm việc các chất dinh dưỡng bị cuốn trôi khi lượng mưa tăng lên.

- Thay đổi mùa vụ và vùng canh tác.

- Bù cho việc giảm thu nhập của bà con nông dân bằng các hoạt động sinh lợi khác như chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp.

- Tăng cường công tác phòng chống sâu bệnh, cỏ dại. Sử dụng các giống cây có sức đề kháng cao trước sâu bệnh. Cách ly và dự phòng tốt hơn.

Bảng 3.1. Một số giải pháp để giảm các nguy cơ có thể đến với nông nghiệp từ BĐKH.

Khu vực Giải pháp ứng phó

Trồng trọt Chọn giống cây trồng:

+ Chọn giống chịu nhiệt, chịu hạn, loại cây chịu hạn + Chọn giống chịu sâu bệnh

+ Chọn các loài cây chịu mặn

+ Chọn các giống, các loại cây có năng suất cao, thu hoạch sớm

Quản lí kĩ thuật trồng trọt: + Thay đổi cách bón phân

+ Thay đổi cách phun thuốc trừ sâu + Thay đổi mùa vụ, thay đổi tưới tiêu

+ Phát triển các sách lược quản lý đồng ruộng Chăn nuôi + Chọn giống gia súc, gia cầm c1o năng suất cao

+ Chăn lượng thức ăn chăn nuôi dự trữ + Tăng các dịch vụ dinh dưỡng, thú y gia súc

Nuôi trồng thủy sản

+ Chọn các giống cá, tôm chịu được nhiệt độ nước cao + Cải tiến quản lý nuôi trồng thủy sản

Phát triển kĩ thuật sinh học

+ Phát triển các giống cây chịu hạn, sâu bệnh, mặn + Phát triển các kĩ thuật tiến bộ về chăn nuôi + Lai tạo các giống vật nuôi cao sản

Cải tiến cơ cấu hạ tầng nông nghiệp

+ Cải tiến hệ thống tưới tiêu, tăng hiệu suất + Cải tiến việc trữ nước mưa

+ Cải tiến hệ thống trao đổi thông tin giữa các địa phương trong vùng, trong nước và cả quốc tế

+ Cải tiến việc bảo vệ bờ biển, chống bão lụt

+ Cho người nông dân tiếp cận nhanh chóng với các dự báo khí tượng

(Nguồn: Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu–Đại học Cần Thơ, 2009).

Để giảm những tác hại của BĐKH gây ra, mà nổi bật là hiện tượng nước biển dâng, thì trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển, quản lý giảm hiện tượng phá rừng, dùng lâm sản làm nhiên liệu sinh học là một giải pháp tối ưu.

Rừng ngập mặn giúp giảm bớt tình trạng nhiễm mặn nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao, hoặc tạo thành vùng đệm giữa biển và đất liền nên mỗi khi có bão, thiệt hại đã giảm đi rất nhiều.

Có thể nói, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển với tác dụng chắn sóng, gió có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường bờ biển, đê điều, tăng khả năng chống chọi với tác động của thay đổi khí hậu. Đặc biệt, rừng ngập mặn có vai trò bảo vệ đới bờ và cửa sông, hạn chế xói lở và tác hại của bão, sóng đối với hệ thống đê biển.

Cần triển khai xây dựng các dự án để ứng phó với tình trạng nước biển dâng, như các dự án: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Trồng và bảo vệ rừng ven biển có sụ tham gia tích cực của nhân dân các địa phương.

 Cung cấp nước uống cho người dân sống ven biển để chống lại sự xâm nhập mặn do hiện tượng nước biển dâng

 Xây dựng các công trình bảo quản lương thực, trợ giúp bão lụt

 Đưa ra các vấn đề biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục

 Tăng cường sức chống đỡ của các công trình đô thị và công nghiệp

 Tăng cường kiến thức về ứng phó để dễ dàng đối phó với các tác hại trong tương lai

 Nghiên cứu, lai tạo các loại cây chịu hạn, chịu ngập, chịu mặn để trồng trong tương lai

 Thay đổi phương thức nuôi các ở các vùng đất ngập nước

 Trong nuôi trồng thủy sản, lựa chọn các giống cá và tôm thích hợp với môi trường nước mặn

Trong việc trồng và phát triển các hệ sinh thái rừng, thì theo dõi hệ sinh thái một số lưu vực, vùng trọng điểm là rất cần thiết.

Bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn là giải pháp rất cần quan tâm. Sự đa dạng sinh học với nguồn tài nguyên sinh vật giàu có, hệ thống rừng đặc dụng không chỉ góp phần rất lớn trong việc cân bằng hệ sinh thái, giảm nhẹ thiên tai mà còn là nền tảng phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Có thể phỏng đoán tương lai, nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước như Tràm Chim, U Minh Thượng, Láng Sen, Trà Sư, Hà Tiên, Vồ Dơi, Bãi Bồi, Lung Ngọc Hoàng có thể bị đe dọa, ảnh hưởng, yếu tố bền vững sẽ mong manh hơn. Chính vì vậy, việc theo dõi diễn thế các hệ sinh thái đặc thù là rất cần thiết. Một số khu vực trọng điểm cần đặc biệt quan tâm như:

- Vùng diện tích đất phèn Tứ giác long xuyên (U minh). - Vùng diện tích đất phèn Đồng tháp mười (Tràm chim).

- Vùng sinh thái đất mặn ven biển Bạc Liêu, Tiền Giang, Cà Mau. - Vùng sinh thái rừng ngập mặn ven biển.

- Hệ sinh thái trên các đảo nhỏ cũng rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của BĐKH. Chính vì vậy cần đặc biệt chú ý theo dõi và bảo vệ hệ sinh thái. Kết hợp du lịch sinh thái biển đảo + rừng ngập mặn + sông nước để vừa sử dụng vừa kết hợp theo dõi và bảo vệ.

Những năm gần đây, trước tình trạng BĐKH hiện nay, ở ĐBSCL các dòng chảy đã và đang có những biến động rất lớn, ảnh hưởng tới quá trình xói lở, bồi tụ tại các con sông. Độ ngập vào mùa lũ cũng có dấu hiệu sâu hơn và thời gian ngập cũng kéo dài hơn, bồi lở bờ sông, cồn bãi hoạt động mạnh hơn. Chính vì vậy, để tích cực phòng ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH, nhất thiết phải tiến hành theo dõi chặt chẽ hiện tượng xói lở, bồi tụ, đổi dòng của các dòng sông, đặc biệt là tại các con sông lớn trong khu vực.

Hệ sinh thái bãi triều và rừng ngập mặn chịu các tác động sẽ thể hiện vai trò “đệm” giảm sóng, phòng hộ và giữ đất. Khi nước biển dâng lên, chế độ triều sẽ thay đổi khiến dòng hải lưu sát bờ biển sẽ thay đổi, gió và bão sẽ mạnh hơn và đổi chiều. Tất cả các yếu tố này sẽ tác dụng lên đường bờ rất mạnh và rất khác. Tình trạng xói lở đường bờ sẽ mạnh hơn. Tình hình bồi lắng ở các cửa sông sẽ thay đổi. Ranh giới các tiểu vùng bị dịch chuyển. Chính vì vậy, cần giám sát thật cẩn thận đường bờ biển, thay thế những kè đá (bờ biển cứng) bằng cây rừng ngập mặn (bờ mềm).

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 81 - 85)