Mực nước biển dâng

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 45 - 47)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.1.1.Mực nước biển dâng

Thủy triều ở biển thay đổi theo thời gian là do tác động của Mặt Trăng, Mặt Trời và các yếu tố khí hậu khác, trong đó tác động của Mặt Trăng và Mặt Trời là yếu tố chính. Thủy triều ở biển lên xuống theo thời gian có tính chu kỳ ngày đêm,

nửa tháng, một tháng, một năm và nhiều năm. Để nghiên cứu chu kỳ nhiều năm người ta thường nghiên cứu sự biến đổi mực nước biển trung bình.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã ảnh hưởng đến toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cường suất nước biển dâng trong vài thập kỷ qua trung bình khoảng 2-3 cm/thập kỷ. Phía Bắc có xu thế lớn hơn các vùng phía Nam. Những vùng biên độ triều lớn ảnh hưởng nước biển dâng cũng mạnh hơn. Cường suất mức nước biển dâng sẽ tăng nhanh hơn khi chân triều được lấp đầy dần. Dọc bờ biển phía Đông, do đỉnh triều tăng nhanh hơn so với chân triều, biên độ triều sẽ tăng trong quá trình nước biển dâng kéo theo sự gia tăng của năng lượng sóng triều, gây xói lở bờ, hạn chế thoát nước và những biến động khác.

Nước biển dâng sẽ làm gia tăng diện tích ngập lụt và kéo dài thời gian ngập, xâm nhập mặn tăng lên. Nếu nước biển dâng 0,5 m và 1 m, diện tích nhiễm mặn trên 4g/l lên tới 1,6-1,8 triệu ha. Đồng thời, 62% diện tích có thể bị ngập sâu trên 0,5m do triều và kéo dài trên 50% thời gian. Từ đó, ảnh hưởng rất lớn đến vùng trồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản và vùng cây ăn trái ven biển.

Lược đồ 2.3. Phỏng đoán sự thay đổi diện tích ngập vào thập niên 2020 so với thập niên 1980 ở ĐBSCL .

Lược đồ 2.4. Phỏng đoán sự thay đổi thời gian ngập vào thập niên 2020 so với thập niên 1980 .

(Nguồn: Theo IPCC, 2007).

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 45 - 47)