Địa hình

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 34 - 35)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1.2.2.Địa hình

ĐBSCL có địa hình bằng phẳng, chỉ có dọc biên giới phía bắc giáp Campuchia độ cao lại khoảng trên 4m (trừ một vài khu vực có đá lộ thiên ở TGLX). Độ cao trung bình của ĐBSCL là từ 2-4m.

ĐBSCL tuy thấp nhưng cao thấp không đồng đều được chia làm phần thượng châu thổ và hạ châu thổ:

Phần thượng châu thổ (vùng ĐTM ):

Nằm nối tiếp ngang với thung lũng phù sa và có đặc điểm nổi bật là có những gờ sông (còn gọi là những “giồng đất”). Các giồng đất có sườn thoải dần từ phía sống trở ra đến rốn vùng lũ.

Các vùng trũng được giới hạn bởi các giồng đất của sông Tiền và sông Hậu. Phần lớn các vùng trũng đều trở thành đồng lầy, mùa mưa ngập nước sâu, nhưng mùa khô chỉ còn lại những vũng nước tù phân bố rộng rãi mọc đầy cỏ lác, cỏ năng như ở ĐTM.

Phần hạ châu thổ (vùng TGLX và bán đảo Cà Mau):

Được tính từ nơi 2 sông Tiền và sông Hậu bắt đầu chia nhánh (cả phần đất nổi tiếp giáp với biển và phần châu thổ ngầm). Ở đây giồng 2 bên bờ sông hạ thấp nhưng các cồn cát duyên hải cao tới 5m đã trở thành những dạng địa hình quan

trọng. Trên bề mặt đồng bằng thấp 1-2m, còn có những khu vực trũng sót thấp hơn 1m ngập nước vào mùa mưa. Nhưng ở ven sông và biển do tác động bồi đắp của thủy triều và sóng lại có những dải đất cao đến 3m.

Ở những cửa sông có những đảo lớn đó là kết quả của sự bồi tụ phù sa ở “rìa hoạt động” của châu thổ và dễ nhận thấy nhất là những đảo nhỏ, những cù lao, những cồn như: cù lao Dài (Vĩnh Long), cù lao Năm Thôn (Mỹ Tho)… Nhưng còn có các đảo khổng lồ mà đỉnh nằm ngay chỗ sông bắt đầu chia nhánh và đáy lồi ra tận biển khó nhận thấy như: cù lao Bảo và cù lao Minh ở Bến Tre có sông Hàm Luông chảy ở giữa.

Phần bán đảo Cà Mau cao hơn mực nước biển khoảng 1m, nhất là phần phía Tây có nơi nằm trong tình trạng lầy lội thật sự.

Rải rác quanh ĐBSCL còn có nhiều đảo quan trọng như Côn Sơn, hòn Trứng Lớn, hòn Trứng Nhỏ ở phía Đông bờ biển Cà Mau, rất nhiều đảo nhỏ ven vịnh Rạch Giá, trong đó có đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất cả nước.

Ngoài ra ở ĐBSCL còn rải rác địa hình núi sót ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, ở đây chủ yếu là đồi núi đá vôi.

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 34 - 35)