Tác động của BĐKH tới sự phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 71 - 80)

8. Cấu trúc khóa luận

2.3.2.2.Tác động của BĐKH tới sự phát triển kinh tế-xã hội

*** Tác động tới đời sống xã hội của nhân dân

Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người.

BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan…

Thiên tai như bão, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế - xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ.

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Sự bất thường của chu kỳ sinh khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng, mà còn có thể gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác, nhất là về an ninh lương thực cho đất nước, và nguồn lương thực cho xuất khẩu.

Nếu giữ nguyên sản lượng xuất khẩu như hiện nay, khoảng sáu triệu tấn, thì tới lúc dân số lên tới 120 triệu người, xuất khẩu gạo sẽ bị ảnh hưởng. Đấy là còn chưa tính tới tình trạng biến đổi khí hậu. Lúc đó, lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước cần nhiều. Vấn đề an ninh lương thực sẽ đáng báo động.

Kết quả mô phỏng cho thấy dưới ảnh hưởng của BĐKH năng suất lúa của các tiểu vùng ở ĐBSCL đều có xu hướng giảm và mức giảm ngày càng tăng: 2050: năng suất lúa giảm 2,6 – 5,1%, năm 2100 năng suất lúa giảm 6,5 – 9,9%.

Nếu nhiệt độ tăng thêm 10C thì năng suất lúa sẽ giảm 10%, thực trạng trên sẽ đe dọa nghiêm trọng tới an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng tới đời sống của hàng chục triệu người dân. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu còn làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất một số loài và ngược lại xuất hiện các loại “thiên địch” làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, xoắn lá ở ĐBSCL diễn biến ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ và giảm sản lượng lúa. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh gia tăng, năng suất thấp, làm suy thoái tài nguyên đất và đa dạng sinh học bị đe dọa, tăng thêm nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật, làm biến mất các loại gen quý hiếm để lại những hậu quả nặng nề cho thế hệ tương lai.

Nước biển dâng lên làm diện tích rừng ngập mặn ven biển giảm, tác động xấu đến hệ sinh thái rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở ĐBSCL. Biến đổi khí hậu còn làm thay đổi số lượng và chất lượng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học bị ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường như nguồn nước, khí hậu... làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, kinh tế của rừng cũng bị suy giảm. Bên cạnh

đó, việc nước biển dâng cao lấn sâu vào nội địa làm mất nơi sinh sống của một số loài thủy sản nước ngọt. Rừng ngập mặn hiện tại bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loại thủy sản. Việc biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ tăng gây ra phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật. Đồng thời cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối trong nước biển giảm đi dẫn đến sinh vật nước lợ ven bờ đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ như nghêu, ngao, sò... chết hàng loạt. Việc nước biển dâng cao còn làm cho chế độ thủy hóa và thủy sinh xấu đi ảnh hưởng mạnh đến nguồn lợi thủy sản và nghề cá, các loại cá có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn, cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt. Ngoài ra, mực nước biển dâng lên còn làm cho diện tích và cơ sở hạ tầng sản xuất muối bị thu hẹp, đồng thời với những trận mưa lớn và cường độ cao đã ảnh hưởng đến năng suất muối làm cho đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Một trong những tác động lớn ảnh hưởng đầu tiên của BĐKH đối với ngành nông nghiệp được nhắc tới là thủy lợi và ngành thủy sản.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề đến thuỷ lợi, các hiện tượng thời tiết xấu xuất hiện, lượng mưa thường tập trung trong một thời gian ngắn nhưng với cường độ cao làm cho dòng chảy đến các công trình thủy lợi tăng lên đột biến nhiều khi quá thông số thiết kế gây ra mối lo ngại rất lớn đối với các công trình hồ, đập. Lũ lụt và hạn hán sẽ tăng lên ở mức độ ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu. Tương lai, dòng chảy của sông MêKông vào những tháng cao điểm sẽ tăng tới 41% ở đầu nguồn và 19% ở vùng đồng bằng, còn vào những tháng mùa khô dòng chảy của sông bị giảm 24% ở thượng nguồn và 29% ở vùng đồng bằng. Nước biển dâng cao dẫn đến nhiều địa phương ở ĐBSCL sẽ bị ngập úng do triều cường và mức độ ngập sẽ còn gia tăng. Hai tỉnh được đánh giá là có nguy cơ ngập triều nặng nhất là Bến Tre và Cà Mau. Nước biển dâng cao chế độ dòng chảy sông suối thay đổi theo hướng bất lợi, các công trình thủy lợi sẽ phải hoạt động trong điều kiện khác với thiết kế ban đầu làm cho năng lực phục vụ của công trình giảm đi. Cùng với biến đổi khí hậu nguồn nước sạch sẽ trở nên khan hiếm sẽ có khoảng 4 triệu người dân ở ĐBSCL thiếu nước ngọt vào năm 2050 đây sẽ là những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Đối với ngành thủy sản-ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như cơ cấu kinh tế của vùng và cả nước, hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả:

- Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sản nước ngọt.

- Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của một số loài thuỷ sản.

- Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thuỷ sản xấu đi. Nếu nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến một số hậu quả:

- Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thuỷ vực nước đứng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật.

- Một số loài chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bổ thủy sinh vật theo chiều sâu.

- Quá trình quang hoá và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng thuỷ sản.

- Suy thoái và phá huỷ rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hoá diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo.

- Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dài dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò,…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.

Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá, BĐKH gây ra các tác động:

- Nước biển dâng làm cho chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh xấu đi. Kết quả là quần xã hiệu hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút. - Nhiệt độ tăng làm cho nguồn lợi thuỷ hải sản bị phân tán. Các loại cá cận

nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm bớt hoặc mất đi, các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt.

- Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.

Sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động số lượng sinh vật biển, nhất là nguồn lợi cá biển, vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng ngư dân khu vực ven biển. Hiện tượng san hô chết hàng loạt trong 20 năm qua trên thế giới và ở nước ta trong đó có ĐBSCL do một số nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do nhiệt độ ở các vùng biển đã tăng lên.

Các ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với môi trường và các hệ thống kinh tế xã hội có thể được đánh giá qua sự nhạy cảm, mức độ thích nghi và mức độ dẽ bị tổn thương của hệ thống. Tại ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung, hiện chưa có các nghiên cứu đầy đủ về tác động của biến đổi khí hậu đối với khai thác hải sản. Tuy nhiên, với những nguy cơ và thách thức đang tiềm ẩn đối với lĩnh vực khai thác thuỷ sản ở ĐBSCL, các ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu có thể sẽ rất lớn. Các ảnh hưởng này phần nào đã được thể hiện qua số liệu thống kê về thiệt hại do ngập mặn, các dị thường của thời tiết gây ra đối với cộng đồng ngư dân ven biển trong những năm gần đây.

Theo số liệu thống kê của Bộ Thuỷ sản từ năm 2001-2006: “Tình hình thiên tai ở ĐBSCL ngày càng có diễn biến phức tạp, tần suất ngày một tăng, tính ác liệt ngày một lớn trên tất cả các loại hình: bão, nước biển dâng, triều cường, lũ lụt, hạn hán …xảy ra dồn dập và không theo quy luật”

Những ảnh hưởng của biển đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL:

Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định.

Nhiệt độ nước trong các ao hồ phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và từng địa phương. Khi nhiệt độ không khí tăng lên làm cho nước nóng lên, tuy nhiên biến động nhiệt độ nước trong các ao hồ chậm hơn so với không khí. Nước nóng đã làm cho tôm cá chết hàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng đối với các ao hồ có độ sâu nhỏ. Đối với các vực nước có độ sâu cao, vực nước lớn hoặc chảy thì sự thay đổi về nhiệt độ hiện xảy ra chậm hơn và nước ít bị nóng hơn. Vì vậy việc nuôi lồng bè trên các vực nước lớn như sông suối, biển thường ít bị ảnh hưởng của sự tăng nhiệt độ quá mức và lâu dài, còn các vực nước tù và nhỏ thường dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao hồ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxi trong nước trong giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lượng oxy làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi, tôm có thể bị chết hoặc chậm lớn. Điều này dễ nhận thấy qua hiện tượng hiện tượng phù dưỡng của các ao nuôi; cá nổi đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở các vùng ven biển.

Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại. Trong những năm gần đây do môi trường nuôi bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết đã gây ra hiện tượng tôm sú chết hàng loạt ở hầu hết các tỉnh, như bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, bệnh do virus (MBV, HPV và BP). Các bệnh này thông thường xảy ra và lan truyền rất nhanh và rộng, khó chữa nên mức độ gây rủi ro rất lớn.

Bên cạnh những ảnh hưởng bất lợi, tăng nhiệt độ cũng là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Sự tăng lên của nhiệt trong khoảng cho phép tăng năng suất sơ cấp cho các ao nuôi, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của các loài thủy sinh là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài nuôi.

Với những tác động của BĐKH và nước biển dâng, đã và đang ảnh hưởng tới vấn đề năng lượng ở ĐBSCL:

- Ảnh hưởng tới hoạt động của các giàn khoan được xây dựng trên biển, hệ thống dẫn khí và các nhà máy điện chạy khí được xây dựng ven biển, làm tăng chi phí bảo dưỡng, duy tu, vận hành máy móc, phương tiện…

- Các trạm phân phối điện trên các vùng ven biển phải tăng thêm năng lượng tiêu hao cho bơm tiêu nước ở các vùng thấp ven biển. Mặt khác, dòng chảy các sông lớn có công trình thuỷ điện cũng chịu ảnh hưởng đáng kể khi vào mùa mưa và mùa khô (nguồn điện cung cấp cho ĐBSCL từ Tây Nguyên và Đông Nam Bộ).

Nhiệt độ tăng cũng gây tác động đến ngành năng lượng:

- Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công nghiệp, giao thông, thương mại và các lĩnh vực khác cũng gia tăng đáng kể. - Nhiệt độ tăng kèm theo lượng bốc hơi tăng kết hợp với sự thất thường trong chế độ mưa dẫn đến thay đổi lượng nước dự trữ và lưu lượng vào các hồ thuỷ điện, ảnh hưởng tới nguồn cung cấp điện của vùng.

- BĐKH theo hướng gia tăng cường độ mưa và lượng mưa bão cũng ảnh hưởng, trước hết đến hệ thống giàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và khí vào bờ, hệ thống truyền tải và phân phối điện,…

- Yêu cầu hạn chế tốc độ tăng phát thải khí nhà kính cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngành năng lượng.

*** Tác động tới các hoạt động thể thao, văn hóa, du lịch, thương mại

BĐKH có tác động trực tiếp đến các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, thương mại và dịch vụ, có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các tác động tiêu cực đến các lĩnh vực khác như GTVT, xây dựng, nông nghiệp, sức khoẻ cộng đồng…

Nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, một số bãi có thể mất đi, một số khác bị đẩy sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác, làm tổn hại đến các công trình di sản văn hoá, lịch sử, các khu bảo tồn, các khu du lịch sinh thái, các công trình hạ tầng liên quan khác có thể bị ngập, di chuyển hay ngừng trệ

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 71 - 80)